Cách giúp trẻ luôn "chén sạch" bát cơm của mình trong mỗi bữa ăn
Giáo dục
Khi trẻ bỏ thừa cơm, người lớn có thể làm như không có chuyện gì xảy ra và giữ lại phần cơm trẻ để lại. Đen bữa tối, chúng ta lấy phần cơm thừa đó ra và cho trẻ thấy bỏ thừa cơm là một thói quen vô cùng lãng phí, bởi phần cơm bỏ thừa lại đã không thể ăn được nữa. Nếu mỗi bữa đều bỏ thừa lại một phần nhỏ, nhiều ngày hoặc nhiều tháng sẽ tích lại thành một lượng thức ăn khổng lồ. Chúng ta nên nói cho trẻ biết rằng, ăn hết cơm là một việc rất có ích. Chắc chắn dưới sự hướng dẫn và khen ngợi của cha mẹ, trẻ sẽ dần sửa chữa được thói xấu bỏ thừa cơm.
Thu hút
Người lớn phải tạo không khí vui vẻ và hòa nhã khi ăn, có thể sử dụng những loại bát, đĩa, đũa, thìa... có hình những nhân vật trẻ yêu thích. Những món ăn nên chú ý đảm bảo đầy đủ sắc, hương, vị, tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Làm
Người lớn nên tạo điều kiện cho trẻ được quan sát quá trình lao động thực tế, thậm chí có thể trực tiếp tham gia lao động, để chúng ý thức được là phải biết trân trọng thành quả lao động, không lãng phí thức ăn.
Luyện tập
Nếu có thời gian, người lớn có thể dùng phương pháp nói chuyện hoặc chơi trò chơi để trẻ quên đi việc ăn quà vặt. Ngoài ra, cường độ vận động tăng lên cũng góp phần làm tăng lượng thực phẩm khi ăn.
Ăn uống điều độ
Ăn uống không điều độ là một thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Cha mẹ nên quan tâm xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống điều độ ngay từ khi còn nhỏ. Ản uống điều độ thì cơ thể mới có thể phát triển khỏe mạnh. Nhiều trẻ để đạt được mục tiêu “phát triển khỏe mạnh” nên đã cố gắng ăn uống điều độ.
Mách nhỏ Khi ăn cơm, không nên để trẻ bỏ thừa quá nhiều cơm và thức ăn. Chúng ta có thể đơm cơm ít và đơm nhiều lần để tránh việc trẻ bỏ thừa cơm, đồng thời phải giáo dục trẻ biết quý trọng lương thực. Hình thành thói quen ăn uống tốt không phải là chuyện đơn giản mà cần thời gian lâu dài. Các chuyên gia cho rằng, nhất định phải hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ ngay trong những hành động thường ngày, hình thành thói quen tiết kiệm, khiến trẻ không bỏ thừa cơm khi ăn.