Hãy giáo dục con cởi mở để có được hiệu quả tốt nhất

Tính nhất quán
Người chăm sóc trẻ dù là nhiều hay ít, họ đều phải làm hết mình để trẻ được quản lý trong sự chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối. Giáo dục trẻ nếu thiếu tính nhất. quán, bên này đồng ý quy tắc này, bên kia lại có quy tắc khác thì chắc chắn sẽ làm trẻ bối rối. Chúng không biết nên làm vừa lòng al, nghe theo ai. Đáng ngại hơn là chúng có thể sẽ nói: “Nhưng mẹ con (cha con) nói là con có thể làm như thế”, và gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ. Tính nhất quán trong giáo dục trẻ nhỏ sẽ hình thành cho con cái bạn khái niệm: Con đã hiểu cha mẹ muốn con làm như thế nào rồi.
Hãy nói chuyện với người cùng chăm sóc trẻ về vấn để này, phối hợp với nhau và chắc chắn hai bạn luôn hiểu về trẻ. Như vậy, trẻ sẽ không bị động tuân theo quy tắc khác nhau của những người chăm sóc khác nhau.
Lắng nghe và học tập
Khi nói chuyện, trao đổi với những người chăm sóc con bạn, điều quan trọng và hiệu quả nhất là hãy lắng nghe ý kiến của họ, sau đó thảo luận, cùng tìm ra phương pháp thích hợp. Ngay từ đầu, bạn có thể không đồng ý với quan điểm của họ, nhưng hãy cố gắng lắng nghe, nếu họ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con cái. Bạn sẽ thấy ý kiến và quan điểm của họ khiến bạn rất yên tâm và thấy hiệu quả. Bạn có thể sẽ nghe theo ý kiến đó hoặc học được nhiều điều. Qua đó, bạn có thể quyết định mình nên giáo dục con như thế nào.
Xem lại phương pháp giáo dục định kì
Khi đã thống nhất được phương pháp nuôi dạy trẻ thì bạn cũng phải xem lại phương pháp này đã hiệu quả chưa. Định ra một thời gian (ví dụ sau 4 tuần) để nhìn lại những gì đã đạt được cùng với những người chăm sóc con mình. Xem xét quan hệ và tác dụng qua lại giữa người lớn và trẻ, điều này giúp bảo đảm tính nhất quán trong phương pháp giáo dục, làm trẻ thấy sự ổn định, thống nhất giữa tất cả những người nuôi dạy mình.
Các hoạt động đa dạng
Hãy nhớ, bạn không cần thiết phải lúc nào cũng làm tất cả mọi việc cho con. Ví dụ như, không phải mỗi một người giúp việc đều phải đưa trẻ đi công viên, chơi trò chơi, kể chuyện cho trẻ nghe và sắp xếp cho trẻ ngủ... Hãy phân bố một số việc hợp lý cho từng người trông trẻ. Vai trò của những người giúp việc khác nhau sẽ bổ sung cho nhau. Khi bạn phân công việc khác nhau cho những người khác nhau thì con bạn có thể tiếp xúc với những hoạt động hằng ngày theo nhiều cách khác nhau và mang tính sáng tạo.
Điều cha mẹ cần làm
1. Nếu có nhiều người cùng chăm sóc trẻ, bạn phải cố gắng đẩy mạnh sự hợp tác giữa hai bên. Vì chỉ có như vậy mới thu được hiệu quả.
2. Bạn phải giữ vững quan điểm của mình đối với hành vi và sự quản lý trẻ. Trừ khi người khác có những cách tốt hơn, nếu không thì bạn không được tùy tiện thay đổi.
3. Bạn hãy nói cho trẻ biết nhiều điều mà những người cùng chăm sóc trẻ với bạn nói về chúng. Hãy chắc chắn với trẻ là bạn biết những người khác chăm sóc chúng như thế nào.
4. Đối với việc giáo dục trẻ, không phải lúc nào bạn cũng có phương pháp hay nhất, những người khác có thể có kinh nghiệm hơn, khi đó, hãy điều chỉnh lại phương pháp của mình.
5. Nếu bạn nảy sinh mâu thuần, cần chia sẻ với người cùng chăm sóc trẻ thì phải giải quyết thật sớm. Bởi những đứa trẻ không thích thấy sự bất đồng, tranh cãi nào giữa người lớn.