Khen con để động viên và khích lệ con nhưng đừng khen quá mức
Hãy khen trẻ đúng lúc
Khi trẻ có những biểu hiện tốt hay có những hành động đạt được sự kì vọng của cha mẹ, phải ngay lập tức khen ngợi các bé. Bởi biết khen ngợi đúng lúc có lợi cho việc tạo cho trẻ những thói quen hành động tốt, với trẻ càng nhỏ thì càng nên như vậy.
Với trẻ còn nhỏ, mỗi lần khen ngợi, nên tặng thêm cho các bé một nụ hôn, hay có khi là một cái ôm, những cử chỉ thân mật như thế sẽ làm trẻ vô cùng vui sướng. Với những trẻ lớn hơn một chút, cùng với việc khen ngợi thì nên vỗ vai hay dùng biểu tượng ngón cái để động viên trẻ, thể hiện rằng người lớn đã chú ý đến những việc mà trẻ đã làm, thực sự là không tôi, như thế hiệu quả sẽ tốt hơn.
Nếu như quên không kịp khen ngợi trẻ thì cần nghĩ cách để bù đắp, hãy đưa trẻ đi chơi một lần hoặc làm những động tác khiến trẻ vui thích... Nếu không, thời gian trôi qua, trẻ sẽ chẳng còn ấn tượng gì với những lời khen của cha mẹ nữa, vì vậy mà cũng khó bồi dưỡng thêm cho trẻ những hành vi, cử chỉ tốt đẹp.
Khen con nhưng đừng khen quá mức
Cha mẹ nên nhớ kĩ, khen ngợi trẻ cũng cần phải có mức độ. Đồng thời phải chú ý, đôi khi khen cũng gây ra những hậu quả không tốt, cần chú ý một nguyên tắc quan trọng là: Tán dương trẻ phải xuất phát từ chính những nỗ lực và thành tích cụ thể chứ không được tùy ý động chạm tới phẩm chất cá nhân của trẻ.
Chẳng hạn, vào cuối tuần, một mình trẻ ở nhà dọn đẹp vệ sinh. Mẹ nhìn thấy đương nhiên rất vui mừng, nhưng phải nói với con rằng: “Mẹ thật không ngờ con mẹ lại tháo vát như vậy, hôm nay mẹ có thể nghỉ ngơi được rồi, cảm ơn con, con trai” Những câu đại loại như: “Con cừ quá” hay “Đúng là “cục cưng” của mẹ”... thường không mang lại hiệu quả bằng câu trên.
Tâm hồn bé nhỏ của trẻ luôn mong muốn những cử chỉ của mình được mọi người chú ý đến, mong muốn nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, tình yêu thương ấy chính là cơ sở để trẻ có những hành động tích cực, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc cha mẹ khen ngợi nhiều hay ít. Vì thế, người lớn cần chú ý: khen ngợi thi đừng quá phức tạp, cũng đừng khen con trước mặt người khác, tránh để trẻ trở nên tự mãn.
Hãy dành cho trẻ lời khen cụ thể
Lời khen càng cụ thể, rõ ràng thì trẻ càng để hiểu, quan trọng hơn là trẻ sẽ biết rõ rằng những hành động nào của mình là tốt đẹp và sẽ tích cực làm lại những hành động ấy.
Ví dụ, khi trẻ thức giấc và chủ động thu dọn giường chiếu, sau đó đánh răng rửa mặt, mẹ thấy vậy liền khen: “Con làm rất tốt!” Như vậy, trẻ sẽ không hiểu là mình đã làm tốt việc gì mà được mẹ khen hoặc có thể sẽ hiểu nhằm, vì thế người mẹ phải cho trẻ biết con mình đã làm gì để được khen ngợi như vậy, nên thay đổi một chút cách khen ngợi. Ví dụ như: “Con ngủ dậy mà biết đọn dẹp giường chiếu như vậy là rất tốt!” Nói như vậy, trẻ sẽ biết được vì sao mình được mẹ khen ngợi, trẻ sẽ tích cực tuân theo và phát huy hành động đó.
Tùy tính cách của trẻ, hãy dành các lời khen các nhau
Khả năng và tính cách của mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì thể, nên dùng những cách khen ngợi khác nhau cho từng bé. Với những đứa trẻ nhút nhát, khả năng còn kém, thì chỉ cần các bé có một chút tiến bộ, cha mẹ cũng nên khen ngợi ngay, để giúp các bé tự tin hơn. Với những trẻ dễ tự mãn thì cách khen ngợi của cha mẹ cần có mức độ. Khi khen ngợi, tốt nhất là nên đồng thời giúp các bé định ra mục tiêu mới, không nên để trẻ tự kiêu. Một điểm cũng khá quan trọng, đó là phải giúp trẻ nhận ra những khuyết điểm và sai sót của mình.
Đương nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ ngoài việc khăng định và biểu đương trẻ, cũng phải biết khéo léo đưa ra những sai lầm và khuyết điểm của trẻ theo cách mà trẻ có thể chấp nhận được, như vậy mới giúp trẻ phát triển lành mạnh.