Nếu muốn con trẻ phát triển tự nhiên thì hãy để trẻ được làm hỏng

Hãy cho phép trẻ tham gia các hoạt động khám phá
Trong quá trình trưởng thành, trẻ luôn có sở thích tìm tòi và nghịch phá. Cái gì đến tay trẻ cũng đều có một kết cục thảm hại, thậm chí có thứ bị phá đến tan tành, có lúc khiến các bậc cha mẹ lâm vào tình trạng phải đở khóc dở cười. Thực tế, đây là một phương thức để trẻ khám phá thế giới bên ngoài và học hỏi thêm nhiều kiến thức. Khi tham gia vào hoạt động khám phá, cái mà trẻ sẽ thu lại được đó là niềm vui, sự thích thú, sự phát triển về tư duy và năng lực, sự phát triển về tính sáng tạo. Giáo dục Mĩ Tất xem trọng việc để trẻ được tự mình trải nghiệm mọi tình huồng, khám phá thế giới mới lạ.
Có một vài cha mẹ vì muốn giữ gìn, bảo quản đồ chơi hay những vật dụng trong gia đình mà không cho trẻ tùy ý nghịch đồ, càng không cho các bé tự ý tháo gỡ đồ chơi. Cách làm này thực ra là đã lẫn lộn giữa cái nên và không nên, đặt cái thứ yếu lên trên cái chủ yếu, vì muốn bảo quản đồ chơi mà làm mắt đi tỉnh thần tìm tòi học hỏi và ý thức sáng tạo của trẻ.
Có thể thấy, trẻ nhỏ luôn cảm thấy hiểu kì với những sự vật xung quanh, bất kể là chuyện gì cũng muốn tìm hiểu bằng được mới thôi, chẳng có thứ gì khiến các bé thấy sợ cả. Trẻ rất thích khám phá, thích chơi một vài trò chơi mạo hiểm và tìm được niềm vui trong đó. Các bậc cha mẹ không nên ngăn trẻ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, khám phá, nên khuyên trẻ mạnh dạn suy nghĩ, cho phép con được thỏa sức sáng tạo.
Hãy cho trẻ phạm lỗi
Người lớn đôi khi thấy trẻ nhỏ làm sai chuyện gì liền la mắng thậm chí đánh con mà không biết được rằng làm như vậy không chỉ khiến trẻ phải cam chịu phục tùng mà còn làm mất đi nguồn cảm hứng và niềm vui từ việc khám phá những thứ mới lạ.
Trong lần nói chuyện về việc làm thế nào để bồi dưỡng tinh thần và ý thức sáng tạo ở trẻ nhỏ, hiệu Chúng ta vẫn thấy, các hoạt động học tập của trẻ cần có môi trường bình đẳng và thân thiện, giúp trẻ cảm thấy an toàn, như vậy tư duy mới nhạy bén, mới phát huy tính được sáng tạo. Cũng giống như vậy, cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường phát triển an toàn, thích hợp, dân chủ; đồng thời phải hiểu, tôn trọng và chú ý tới sở thích tìm tòi của các bé, đừng để bụng khi con làm sai chuyện gì; cũng đừng trách con bướng bỉnh khó bảo, làm mất thời gian của cha mẹ. Trẻ nhỏ chỉ có thể khám phá và sáng tạo khi được trưởng thành trong môi trường hợp lí.
Hãy cho trẻ có những ý kiến khác nhau
Có những lúc trẻ nghịch ngợm, không nghe lời người lớn lại chính là biểu hiện thái độ phản kháng với cách giáo dục chưa đúng đẫn của cha mẹ. Có nhiều bậc phụ huynh quá áp đặt trẻ, những đứa trẻ có cá tính đương nhiên sẽ phản kháng, hoặc dùng cách khác để chống lại cha mẹ, đây chính là biểu hiện của ý thức tự chủ và tính độc lập. Có những cha mẹ lại nuông chiều trẻ quá mức, thành ra trẻ không coi trọng lời cha mẹ. Có thể thấy, sự phản kháng của trẻ là có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thông thường, khi chống đối lại người lớn, trẻ cũng cần phải có đũng khí, ý chí và sự tự tin, vì vậy làm như thế cũng chính là trẻ đang tự rèn luyện khả năng của mình trên những phương diện này. Cha mẹ nên cho phép trẻ được đưa ra ý kiến phản đối của riêng mình, đồng thời cũng phải có những phản hồi đối với những ý kiến hợp lí của trẻ, với những ý kiến phản đối không hợp lí thì cần từ bướng binh hay phản đối ấy, trẻ học được cách phân biệt đúng sai, thách thức lại quyền uy, đồng thời nắm bắt được cơ hội đề thê hiện ý kiến của bản thân.
Là cha mẹ, không thể lúc nào cũng bắt trẻ phải nghe theo lời mình, những đứa trẻ quá nghe lời người lớn thì thường thiếu hụt khả năng tư duy, tính cách rụt rè, tương lai có thể trở thành người không có chính kiến và khả năng sáng tạo.
Tóm lại, đối với sự bướng bỉnh khó bảo hay chống đối của trẻ nhỏ, cha mẹ cần có cái nhìn tích cực, biết nhìn rõ bản chất hay những mặt tốt ở con, học hỏi cách nhìn nhận con từ những người xung quanh, qua đó có những định hướng đúng đắn cho sự phát triển của con cái. Cho dù trẻ có nhiều khiếm khuyết, cha mẹ cũng không nên bực tức, dập tắt mất ngọn lửa ước mơ và tương lai của trẻ.