Cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
Thứ nhất, cha mẹ nên hoàn thành tốt vai trò của mình.
Trước mặt con gái, cha mẹ đều có vai trò như nhau, cha mẹ phải là người hướng dẫn con trong từng lời nói và hành động, gợi mở cho con những kiến thức trong cuộc sống. Không những vậy, cha mẹ còn là người lãnh đạo tâm lý, khi con trẻ gặp khó khăn nên kịp thòi giúp đỡ.
Mặt khác, do có sự khác biệt về tính cách và giới tính, nên cha hoặc mẹ lại có những ảnh hưởng khác biệt tới cuộc sống của con trẻ.
Thứ hai, người mẹ phụ trách kế hoạch chi tiết cho cuộc đời con gái.
Trách nhiệm của mẹ không những chăm lo giáo dục con gái mà còn chỉ đạo và quan tâm tới con về tinh thần và nhận thức. Trong quá trình này, người mẹ nên dựa vào những kinh nghiệm cuộc sống để phát huy những ưu điểm trong tính cách của con gái, xem xét toàn diện để có thể đưa ra cho con trẻ những kế hoạch khả thi nhất, tránh cho con bị lầm đường lạc lối. Nhà văn nổi tiếng của Nga Lev Tolstoy có nói: “Giáo dục con trẻ bản chất là giáo dục bản thân mình, giáo dục bản thân mình là phưong pháp giáo dục hiệu quả nhất tói con trẻ”. Cũng có nghĩa, người mẹ là tấm gưong để con gái noi theo, ảnh hưởng tới hành vi lời nói của con gái, do đó người mẹ cũng nên xem xét lại bản thân, cùng con tiến bộ hơn. Người mẹ cần khuyến khích và cổ vũ con gái thường xuyên tham gia vào các hoạt động để chúng có điều kiện phát huy những khả năng còn hạn chế.
Thứ ba, người cha cần tạo cho con gái suy nghĩ lý tính.
Rất nhiều ông bố nhận ra rằng mình rất khó đảm nhiệm vai trò làm bố, khó hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Trên thực tế thì đúng là như vậy, giáo dục gia đình cũng là một môn học khó, để nắm được môn học này người cha cần phải học tất cả các kiến thức có liên quan tới giáo dục gia đình. Hiện nay, tốc độ phát triển của các phương tiện truyền thông rất nhanh, nhiều tạp chí, chương trình truyền hình, quảng cáo đều phổ cập kiến thức giáo dục gia đình, nó giúp cho các ông bố nắm được qui luật phát triển của chính con cái mình, hiểu rõ nội dung, yêu cầu và mục tiêu của giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục gia đình.
Thứ tư, quan hệ bình đẳng vự chồng trong gia đình là thông điệp gửi tới các bé gái: vị trí và mức độ đưực tôn trọng của nam giói, và nữ giới..
Ngay từ nhỏ, các bé gái đã có thể cảm nhận được mối quan hệ của mình vói gia đình - quan hệ mẫu tử, phụ tử. Hình thái quan hệ của chúng vói mọi người xung quanh sẽ bắt nguồn từ hình thái quan hệ trong gia đình đó, cũng bao gồm quan hệ giữa cha và mẹ. Khi trẻ còn nhỏ, quan niệm về quyền lực và quyền uy trong gia đình sẽ ảnh hưởng tói quan điểm giá trị của chúng. Nếu cha mẹ bình đẳng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống gia đình thì các bé gái luôn cảm thấy tự tin và m uốn khẳng định bản thân.
Tóm lại, sau khi chào đời, xã hội đầu tiên mà đứa bé tiếp xúc chính là gia đình, cha mẹ là những người thầy đầu tiên. Cha mẹ cần phải có vai trò và trách nhiệm như nhau trong việc chăm sóc, nuôi dạy con trẻ. Để nuôi dưỡng một bé gái có phẩm chất đạo đức tốt cần dựa vào những ưu điểm trong tính cách của cha, mẹ, để tạo nên những ảnh hưởng khác nhau, khiến các bé gái biết yêu thương và chia sẻ, hiểu biết và cảm thông.