Cách rèn luyện cho bé để có được những thói quen tốt khi làm việc

Hiện nay, đa phần trẻ đều được cha mẹ hết sức chiều chuộng, thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn làm thay trẻ tất cả mọi việc trong sinh hoạt hằng ngày, khiến chúng khó có thể hình thành những thói quen tốt, hiệu quả làm việc không cao, mỗi khi gặp khó khăn thì thiếu chí cố gắng vượt qua mà luôn có ý định đầu hàng. Do đó, các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý, giúp trẻ sớm hình thành thói quen làm việc.
Cách rèn luyện cho bé để có được những thói quen tốt khi làm việc

1. Làm việc có kế hoạch

Trong cuộc sông hàng ngày, săp xêp mọi thứ một cách ngăn năp gọn gàng giúp chúng ta có thể nhanh chóng tìm được thứ mình cần trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay, rất nhiều học sinh sau khi ngủ dậy không thể tìm thấy tất, đồ dùng học tập, sách vở... Đó là biểu hiện của việc thiếu ngăn nắp trong sinh hoạt. Làm việc có kế hoạch cụ thể vô cùng quan trọng đối với trẻ, giúp chúng hình thành thói quen xử lí công việc một cách có trật tự, tránh tình trạng qua loa đại khái hoặc sai lầm, bỏ sót... Làm việc tùy tiện không có kế hoạch là “đặc tính” của trẻ, nếu cha mẹ không chú ý hướng dẫn và điều chỉnh, trẻ sẽ hình thành nên thói quen không tốt. Trên con đường dẫn tới thành công, làm việc không có trật tự, không theo kế hoạch sẽ là một trở ngại lớn, khiến trẻ không thể tự sắp xếp cuộc sống cá nhân, gây ra nhiều rắc rối không đáng có. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách làm việc có kế hoạch cụ thể ngay từ khi còn nhỏ.

2. Tự chủ và tự lập

Trong cuộc sống hiện nay, nhiều bậc phụ huynh sợ con mình phải chịu thiệt thòi nên đã quản lí toàn bộ cuộc sống của trẻ, bao gồm cả việc ăn, ngủ, học tập, vui chơi và kết giao bạn bè, hiếm khi động viên và tạo cho trẻ cơ hội được tự suy nghĩ, tự quyết định và tự hành động. Điều này dẫn tới hiện tượng trẻ bị lệ thuộc vào cha mẹ, như người bị thương ở chân phải phụ thuộc vào nạng gỗ vậy. Nếu kéo dài, trẻ dễ hình thành tính cách yếu ớt, không có khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng của môi trường. Càng bảo vệ, chiều chuộng thì trẻ càng không thể tự lập, do đó khả năng thích ứng với những thay đổi của cuộc sống càng ngày càng thấp đi.

Cách rèn luyện cho bé để có được những thói quen tốt khi làm việc

3. Kiên nhẫn

Thường ngày, chúng ta thường xuyên nghe thấy những câu than phiền dạng như “Con tôi rất thông minh, mỗi tội làm việc không đến nơi đến chốn, lúc nào cũng đầu voi đuôi chuột, bỏ dở giữa chừng”. Thực tế, tính kiên nhẫn chỉ mang tính tương đối. Trẻ càng nhỏ tuổi, sự kiên nhẫn và tính ổn định khi làm việc càng thấp. Nguyên nhân có thể xuất phát từ phía cha mẹ (nếu cha mẹ thường xuyên phàn nàn, trẻ sẽ cảm thấy bối rối, không biết nên làm thế nào), cũng có thể xuất phát từ bản thân trẻ (một số trẻ thể chất yếu ớt, khó có thể tập trung làm việc). Thậm chí, có người còn không hiểu được mong muốn thực sự của trẻ, hoàn toàn chiều theo ý muốn của con, điều này cũng khiến trẻ cảm thấy khó có thể chuyên tâm làm một việc gì đó.

4. Làm việc có hiệu quả

Con bạn có thường xuyên lãng phí thời gian, không đúng giờ, thường xuyên lười biếng hoặc kéo dài thời gian, làm việc chậm chạp, lúc nào cũng chậm hơn người khác? Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ rằng sau khi trưởng thành trẻ sẽ không làm được việc lớn, vì vậy muốn giúp trẻ điều chỉnh quan niệm và thói quen về thời gian, nâng cao hiệu quả làm việc, nhưng không biết phải làm như thế nào .

Thay đổi quan niệm về Thời gian, nâng cao hiệu quả làm Việc Sau khi thức dậy, trẻ ăn sáng, mặc quần áo, chuẩn bị sách vở một cách chậm chạp khiến người lớn đang vội đi làm cảm thấy rất sốt ruột. Khi làm bài tập, trẻ làm bài được một lúc lại ngồi ngây ra hoặc quay sang nghịch đồ dùng học tập... Đối mặt với sự chậm chạp của trẻ, người lớn thường cảm thấy rất sốt ruột nhưng không làm gì được. Nếu gặp phải tình huống trẻ cố ý kéo dài thời gian, người lớn cần giữ bình tĩnh. Nếu ngay lúc đó, cha mẹ lớn tiếng mắng mỏ giáo huấn, sự việc sẽ càng xấu đi.

Cách rèn luyện cho bé để có được những thói quen tốt khi làm việc

Nếu sự chậm chạp không được người lớn điều chỉnh kịp thời, lâu dần sẽ trở thành thói quen, lúc đó muốn sửa đổi là vô cùng khó. Chậm chạp, lừng chừng trong học tập và công việc sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, do đó người lớn cần sắp xếp cuộc sống của trẻ một cách hợp lí, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất, hướng dẫn trẻ cách nâng cao hiệu quả công việc, giúp trẻ khắc phục thói quen lề mề, cố ý kéo dài thời gian.

5. Làm việc hoàn chỉnh

Hiện nay, nhiều đứa trẻ làm việc không trọn vẹn, hay bỏ dở giữa chừng. Bất kể làm việc lớn hay việc nhỏ, chúng đều hành động theo sở thích và tâm trạng, không để ý tới hậu quả. Vì quá nuông chiều, người lớn cũng không kịp thời điều chỉnh, để trẻ hình thành nên thói quen xấu, lúc đó có muốn sửa đổi thì cũng đã quá muộn.

6. Tỉ mỉ và nghiêm túc

Làm việc thiếu nghiêm túc là căn bệnh thường thấy của nhiều trẻ. Làm việc không tỉ mỉ dễ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, về lâu dài, thói quen này sẽ ảnh hưởng tới thành công trong tương lai của trẻ. Từ góc độ cuộc sống, thiếu nghiêm túc khiến trẻ làm trước quên sau, ảnh hưởng tới học tập. Tỉ mỉ là một kĩ năng, một phẩm chất tốt, hoàn toàn có thể bồi dưỡng được .

Làm việc tỉ mỉ, nghiêm Túc mới không phạm sai lầm Đối với sai lầm của trẻ, người lớn khồng nên lớn tiếng chỉ trích hoặc giáo huấn, bởi thói quen làm việc bừa bãi không thể được điều chỉnh bằng cách mắng mỏ. Trách mắng quá nhiều sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ hãi. Những lần làm nhiệm vụ sau đó, trẻ nhất định sẽ nhắc nhở mình: “Nhất định phải cẩn thận, không được làm sai, nếu không sẽ bị cha mẹ mắng”. Trạng thái tâm lí này không có lợi cho trẻ, ảnh hưởng tới sự chú ý và năng lực của trẻ, nói một cách đơn giản, trẻ càng không muốn phạm lỗi thì càng dễ phạm lỗi. Vì vậy người lớn nên quan sát mọi biểu hiện của trẻ, sau đó đưa ra những kế hoạch và phương pháp cụ thể để giúp trẻ sửa đổi thói quen làm trước quên sau.

Cách rèn luyện cho bé để có được những thói quen tốt khi làm việc

7. Đối mặt với khó khăn

Trở ngại và khó khăn có thể rèn luyện ý chí, giúp trẻ trưởng thành hơn. Một số ông bố bà mẹ trẻ không ý thức được điều này nên không cho trẻ đối diện với khó khăn trong cuộc sống, đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khó khăn và trở ngại là một cách rèn luyện giúp trẻ trưởng thành. Nếu không có khó khăn hoặc không dám đối mặt với thử thách, trẻ khó có thể hình thành được ý chí vững vàng. Những trẻ ý chí yếu đuối đều không thể thành tài.

8. Sáng tạo

Xã hội tương lai cân năng lực chứ không cân điêm sô, thứ giá trị nhât là khả năng sáng tạo chứ không phải bằng cấp. Xã hội đang có nhiều thay đổi, kiến thức không ngừng được cập nhật, thời đại mới cần những người có tư duy nhanh nhạy, phán đoán chính xác và có khả năng sáng tạo. Trẻ cần đáp ứng được những yêu cầu trên mới có thể thích ứng được với sự thay đổi của xã hội, trở thành một nhân tài đóng góp cho sự tiến bộ của đất nước.

Con yêu

Ngoài việc nuôi con khôn lớn, bố mẹ nên làm gì cùng con yêu?

Ngoài việc nuôi con khôn lớn, bố mẹ nên làm gì cùng con yêu?

Trong quá trình trưởng thành, trẻ gặp vấn đề cũng...
15/07/2021
Tổng hợp stt hay lười mẹ dạy con đầy ý nghĩa mà chúng ta nên ghi nhớ

Tổng hợp stt hay lười mẹ dạy con đầy ý nghĩa mà chúng ta nên ghi nhớ

Mẹ là dòng suối mát lành trong cuộc đời của mỗi...
03/09/2016
Hãy giáo dục con cởi mở để có được hiệu quả tốt nhất

Hãy giáo dục con cởi mở để có được hiệu quả tốt nhất

Có thể bạn nhận thấy, mỗi người đều có cách riêng...
30/03/2021
Bố dạy con có trách nhiệm, mẹ dạy cách con biết yêu thương

Bố dạy con có trách nhiệm, mẹ dạy cách con biết yêu thương

Dạy con biết cách yêu thương là thiên chức của mẹ...
01/09/2021
Phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ “đối phó” sự bướng bỉnh của trẻ

Phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ “đối phó” sự bướng bỉnh của trẻ

Khi trẻ lên 4, 5 tuổi, biểu hiện rõ rệt nhất là...
25/11/2020
Cách bố mẹ dạy con thể hiện sự cảm thông và chia sẻ

Cách bố mẹ dạy con thể hiện sự cảm thông và chia sẻ

Trẻ nhỏ thường thích sở hữu những đồ vật cho...
18/07/2021
Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ

Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ

Đặc điểm giáo dục này của bố mẹ là quá bảo vệ con...
18/04/2021
Những nhu cầu của trẻ mà phụ huynh cần và nên đáp ứng

Những nhu cầu của trẻ mà phụ huynh cần và nên đáp ứng

Những nhu cầu nào của trẻ mà phụ huynh cần và nên...
30/06/2020
Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Ở Việt Nam lưu truyền rất nhiều quan niệm liên...
11/06/2021
Bí quyết giúp trẻ ăn vui vẻ và ngon miệng mỗi ngày

Bí quyết giúp trẻ ăn vui vẻ và ngon miệng mỗi ngày

Với trẻ nhỏ, mỗi lần cho ăn là một lần như cực...
28/09/2020
Bố mẹ nên nhìn tới tương lai của con trẻ trong quá trình dạy dỗ

Bố mẹ nên nhìn tới tương lai của con trẻ trong quá trình dạy dỗ

Một thực tế là khi những đứa trẻ cùng trang lứa...
03/08/2021

Trẻ em ngã đập đầu xuống đất: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng ngừa

Ngã đập đầu xuống đất là một trong những tai nạn...
26/10/2023
Tâm thái tốt, bản thân nó cũng là một vẻ đẹp của người con gái

Tâm thái tốt, bản thân nó cũng là một vẻ đẹp của người con gái

Tâm thái tốt, bản thân nó cũng là một vẻ đẹp....
26/08/2021
Trau dồi kiến thức cho con yêu thông qua các trò chơi

Trau dồi kiến thức cho con yêu thông qua các trò chơi

0-3 tuổi được xem là khoảng thời gian quan trọng...
15/08/2021
Mẹ hạnh phúc khi con đã có mặt trong cuộc đời của mẹ, con yêu à!

Mẹ hạnh phúc khi con đã có mặt trong cuộc đời của mẹ, con yêu à!

Sáng nào thức dậy con cũng cười tỏa nắng như thế...
05/08/2019