Cách để bố mẹ phát huy khả năng sáng tạo cho con trẻ
1. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với những đồ vật mới mẻ, lạ lẫm
Năng lực cần sự hỗ trợ của kiến thức. Nếu trẻ không có những kiến thức nhất định, không hiểu biết về thế giới bên ngoài thì dù IQ có cao đến đâu cũng không có khả năng sáng tạo. Người lớn có thể căn cứ theo độ tuổi và hoàn cảnh sống để thường xuyên đưa trẻ ra ngoài tiếp xúc với những sự vật mới. Nếu ở nông thôn, có thể đưa trẻ lên thành phố tham quan để trẻ hiểu biết thêm về kiến trúc thành phố. Nếu ở thành phố, có thể đưa trẻ về nông thôn, dạy trẻ nhận biết những nông cụ phổ biến, phân biệt các loại gia súc gia cầm, tham quan phong cảnh đồng ruộng, tìm hiểu cuộc sống tự nhiên. Trẻ càng biết nhiều, sức tưởng tượng càng phong phú thì càng dễ nảy sinh cảm hứng, càng dễ nghĩ ra những ý tưởng mới. Nếu mỗi ngày trẻ đều ở trong nhà, chỉ biết học và học thì chúng chỉ có thể trở thành một “con mọt sách” mà thôi.
2. Bố mẹ luôn tạo niềm vui và động lực cho trẻ khám phá
Chơi đùa là “bản năng” của mỗi đứa trẻ, chơi đùa thường giúp trẻ thông minh hơn. Để phát triển trí tưởng tượng, người lớn nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi khám phá, tạo điều kiện cho trẻ hoặc trực tiếp tham gia khám phá với trẻ. Nên cổ vũ trẻ đưa ra những cách nghĩ mới, từ đó nâng cao hứng thú với hoạt động vui chơi khám phá, đồng thời nâng cao kĩ năng hoạt động thực tế.
3. Hãy trả lời những câu hỏi của trẻ đầy chính xác
Thích hỏi là biểu hiện của trẻ hay suy nghĩ và ham học hỏi, người lớn không nên bỏ qua thái độ tích cực này. Từ khi biết nói, trẻ đã bắt đầu đặt câu hỏi. Do tuổi còn nhỏ, nên những câu hỏi của trẻ nhiều lúc rất hoang đường, có nhiều trường hợp vượt quá khả năng giải đáp của cha mẹ, nhưng bất luận như thế nào, người lớn cũng nên trả lời một cách trực tiếp hoặc có thể áp dụng cách hướng dẫn, gợi ý để trẻ tự tìm đến đáp án chính xác. Đối với những vấn đề không thể giải đáp, người lớn cũng nên nói thật và hứa sẽ cùng trẻ tìm hiểu và trả lời trong thời gian sớm nhất.
4. Yêu cầu trẻ suy nghĩ
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên chú ý không ngừng hướng dẫn và bồi dưỡng cho trẻ kĩ năng quan sát, phân tích những sự vật, sự việc xung quanh. Những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày đều có thể là công cụ khơi gợi óc sáng tạo của trẻ. Suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau là một cách rèn luyện giúp phát triển từ duy. Bồi dưỡng khả năng tư duy là yếu tố quan trọng hình thành nên khả năng sáng tạo.
5. Cố gắng phát triển trí tưởng tượng của bé
Tưởng tượng là nguôn gôc của sự sáng tạo. Nêu không có trí tưởng tượng, sẽ không có khả năng sáng tạo. Trong cuộc sống hàng ngày, người lớn cần chú ý phát triển trí tưởng tượng của trẻ, ví dụ: cung cấp cho trẻ những sách báo có nội dụng hư cấu, khuyến khích trẻ tiến hành tổng kết, khái quát và liên kết các khái niệm, thường xuyên đưa ra hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và yêu cầu trẻ tìm cách liên kết hai khái niệm đó... Với những trẻ thích đọc sách, chúng ta có thể yêu cầu trẻ tự tưởng tượng và viết một câu chuyện hoàn chỉnh.
Tóm lại, có rất nhiều cách khác nhau để bồi dưỡng khả năng sáng tạo, người lớn nên chú ý tìm hiểu, quan sát, kết hợp với tình hình thực tế của con mình mà áp dụng cho phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.