10 sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái
1. Để bảo mẫu, ông bà nội trông trẻ, mình không tự chăm sóc trẻ. Rất nhiều bố mẹ cho rằng chỉ cần có người bên cạnh trông nom trẻ, không nguy hiểm đến tính mạng
là được. Thực ra, từng giờ từng phúi trẻ đều cần nói chuyện với người nhà. Sự tiếp xúc về da thịt, ôm hôn, cái nhìn quan tâm, trò chuyện cùng với trẻ đều rất có ý nghĩa đến sự trưởng thành của trẻ. Trẻ cần được giao lưu không ngừng mới trở nên thông mình. Bây giờ rất nhiều trẻ không được lớn lên trong môi trưởng có sự quan tâm của bố mẹ nên chúng trở nên trì trệ, không bình thường, thiếu tình yêu thương.
2. Coi trẻ là đối tượng khoe khoang, so sánh. Một số phụ huynh thích nói con thấy chưa bạn này bạn kia thật chăm chỉ, thành tích cũng rất cao hay bạn nào bạn nào được giỏi thưởng gì đó. Không nên so sánh như vậy. Không phải trẻ không muốn làm tốt mà mỗi lần bạn so sánh trẻ với người khác chỉ khiến chúng cảm thấy bấtmãn và đau khổ, không giúp ích gì cho trẻ.
3. Không tôn trọng bí mật về quyền lợi của trẻ. Rất nhiều bố mẹ giữ quan niệm truyển thống, nghĩ rằng con cái là của bố mẹ. Quan niệm sai lầm không coi trẻ là một cơ thể có quyền lợi sẽ gây ra rất nhiều hậu quả không tốt. Bố mẹ vào phòng trẻ trước tiên phải gõ cửa; di chuyển hoặc dùng đồ của trẻ nên được sự cho phép của trẻ; không được tùy tiện xem nhật ký của trẻ. Bất cứ vấn để gì có liên quan đến quyết định củo trẻ nên bàn bạc trước với trẻ. Nên tôn trọng tất cả quyền lợi của trẻ. Sự tôn
trọng này bắt đầu từ lúc trẻ chào đời. Những đúa trẻ không được tôn trọng sau này lớn lên sẽ không biết tôn trọng người khác.
4. Bắt trẻ làm theo mong muốn củo mình. Rất nhiều bố mẹ gửi gắm tất cả mọi niềm hy vọng vào trẻ, bắt trẻ phải đi trên con đường mà mình cho là đúng đắn, cho dù con đường đó không thích hợp hoặc trẻ không thích. Dưới áp lực ấy, không khí gia đình sẽ không vui vẻ. Khi nhớ lại tuổi thơ ấu, trẻ chỉ thấy những hồi ức không vui. Điều đó không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
5. Coi thành tích học tộp là tiêu chuẩn đánh giá. Rất nhiều bố mẹ sai lầm nghĩ rằng thành tích ở trường chứng tỏ tất cả. Cuộc đời chỉ có hai mục tiêu, một là thi đại học, hai là du học. Sau khi xác định mục tiêu rõ rằng, công việc của bố mẹ là làm mọi cách để đạt được mục tiêu này. Quan niệm lỗi thời này vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến hiện này. Thực tế cho thấy, rất nhiều học sinh đi du học nước ngoài về không tìm được việc làm. Rất nhiễu học sinh tốt nghiệp các trường nổi tiếng cũng không làm được gì. Thành tích ở trường không phải là tất cả. Năng lực, nghị lực, tính cách mới là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trẻ.
6. Cho rằng dậy sớm là rất tốt, ngủ là lười biếng. Trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành cần được ngủ đầy đủ. Nhiệm vụ học lập ở trường đã rốt nặng nề nhưng bố mẹ vẫn còn cướp đi thời gian ngủ của trẻ. Rất nhiều trẻ chưa ngủ đủ 8 tiếng đã phải dậy học tiếng Anh, đọc bài khóa, phải làm rất nhiều việc. Hằng ngày không ngủ đủ 8 tiếng, ngày nghỉ cũng không được ngủ thêm. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trí tuệ cũng giảm sút.
7. Cho rằng trẻ không nên làm việc nhà, nên tập trung thời gian học tập. Kết quả điều tra cho thấy, những trẻ thường xuyên làm việc nhà cuộc sống sau này rất hạnh phúc. Có thể là vì có khả năng xử lý mọi việc nên sau này lớn lên không sợ trở ngại hoặc dễ dàng đối mặt với trở ngại.
8. Thiếu sự hài hước. Có lẽ vì các áp lực nên không khí gia đình nặng nề, bố mẹ thường xuyên ép trẻ học tập mà không biết thế nào là cuộc sống gia đình? Thế nào là hoạt động giữa bố mẹ àa con cái? Vì áp lực trong cuộc sống mà bố mẹ mất đi sự hài hước, mất đi sự thoải mái. Tất cả chỉ là ép, là đốc thúc, là thi đại học.
9. Cho rằng tình yêu của bố mẹ có thể là cái cớ cho tất cả mọi yêu cầu không hợp lý với trẻ. Rất nhiễu người tưởng rằng tình yêu có thể là cái cớ cho tất cả. Rồi nhiều bố mẹ nói với con cái: Bố mẹ làm như vậy cũng là vì yêu con, vì muốn tốt cho con. Muốn dùng câu nói này để chống lại sự phản bác của con cái thì thật hoang đường. Yêu cầu không hợp lý là không hợp lý, đừng có lấy tình yêu làm lá chắn. Yêu cầu của bố mẹ phải hợp lỹ để trẻ tâm phục khẩu phục.
10. Cho rằng nuôi con là nghĩa vụ gian khổ, không phải là hưởng thụ. Chính vì suy nghĩ này mà bố mẹ luôn yêu cầu con cái phải báo đáp, hiếu thuận. Thực ra, việc nuôi dọy con cói là một sự hưởng thụ mà ông trời ban tặng, nên hưởng thụ thời gian sống bên con cái, hưởng thụ niềm vui khi thấy chúng trưởng thành.