Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Tại sao giáo dục mầm non lại có thể đào tạo ra những thiên tài? Bởi con người khi sinh ra đã mang trong mình những khả năng tiềm ấn, nếu các bậc phụ huynh biết áp dụng những phương pháp giáo đục hợp lí và khoa học thì có thể đánh thức được những tiềm năng đó của trẻ, đồng thời giúp trẻ phát huy được mọi khả năng trong cuộc sống sau này.
Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Thai giáo là phương pháp giáo dục trẻ ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Phương pháp này nhằm kiểm soát môi trường trong và ngoài cơ thể người mẹ, tránh được những kích thích gây ảnh hưởng không tốt, đồng thời tạo những tác động tích cực giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thai giáo có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sau khi chào đời, là bước khởi đầu của giáo dục mầm non và là động lực để phần đấu đến mục tiêu”sinh con khỏe mạnh, nuôi dưỡng tốt, giáo dục giỏi”.

Trẻ khi sinh ra đã có đầy đủ những chức năng sinh lí và cơ quan nội tạng, có đủ năm giác quan nhạy cảm (thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), vì vậy cơ thể trẻ lớn lên nhanh chóng. Đương nhiên, sức sống này không phải khi ra đời mới có mà nó đã tổn tại từ lúc trẻ còn nằm trong bụng mẹ.

Karl Witte đã từng nói: “Muốn giáo dục con cái thì trước tiên phải bắt đầu từ người mẹ. Mặc dù cơ quan não bộ hay các chức năng tâm lí của bé còn non yếu nhưng tất cả đều là kết quả tác động của hệ thống thần kinh. Những khả năng yếu ớt khi còn trong bụng mẹ chính là cơ sở cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, việc người mẹ áp dụng phương pháp giáo dục nào đối với thai nhi mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Có nhiều bà mẹ chỉ quan tâm đến sức khỏe của con mình mà không quan tâm đến việc bồi đưỡng phát triển trí tuệ của các bé, Karl Witte cho rằng đây là một sai lầm và là hành động thiếu trách nhiệm. Người mẹ dũng cảm hoặc luôn vui vẻ sẽ tác động tích cực đến đứa trẻ, trí tuệ và tình yêu mà người mẹ dành cho con sẽ giúp các bé vững vàng hơn khi gặp khó khăn trong quá trình gia nhập xã hội và trưởng thành.

Chúng ta đều biết, người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ nhỏ, vì vậy, mỗi người mẹ trong quá trình thai nghén đều phải chú ý đến vẫn đề giáo dục thai nhi.

1. Mẹ là người giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục thai nhi

Nếu trong thời kì thai nghén mà tâm trạng không vui vẻ, hay phiền muộn thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi, khi lớn lên trẻ sẽ trở nên yếu ớt. Vì muốn con mình khi sinh ra có một trái tim dũng cảm, nên trong lúc mang thai cho dù có gặp chuyện không vui các mẹ cũng cố gắng điều tiết, kiểm chế cảm xúc, không đề những điều phiền muộn ảnh hưởng đến con mình.

Trong thời kì mang thai, mẹ của Karl cũng hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng bởi bà biết rằng tất cả mọi thứ của người mẹ sẽ đều ảnh hưởng đến thai nhi đang nằm trong bụng. Vì vậy, trong thời kì này, bà kiêng ăn những đồ cay, chua và nhiều muối như dưa góp, thịt lợn muối... ngay cả món ăn yêu thích như cá rán, đồ chiên bà cũng hạn chế, bởi những món ăn này đều không có lợi cho sự trưởng thành khỏe mạnh của thai nhi.

2. Người cha cũng cần tham gia giáo dục thai nhi

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, khi còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi không chỉ có quan hệ mật thiết với người mẹ mà còn có liên hệ khăng khít với người cha. Ngày nay, ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc... rất nhiều ông bố đã cùng các bà mẹ tham gia hoạt động giáo dục thai nhi. Các ông bố phải chăm sóc sức khỏe của bà bầu, matxa cho vợ, đem lại niềm vui cho vợ hay là nhắc nhở vợ tránh xa những thói xấu.

Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

3. Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lí

Để thai nhi khỏe mạnh, cơ thể mẹ cần được hấp thu nhiều nhất dinh dưỡng khác nhau. Hơn nữa, trong những giai đoạn khác nhau của thai kì, nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mẹ cũng khác nhau.

Trong thời kì đầu mang thai, thai nhi còn nhỏ, phát triển chậm, các chất dinh dưỡng cần được hấp thu không nhiều, người mẹ chỉ cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất là được. Nhưng trong giai đoạn giữa thai ki, thai nhi phát triển rất nhanh, các chất dinh dưỡng cần hấp thu ngày càng nhiều hơn, lúc này người mẹ lại cần ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm như trứng, thịt, cá, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc... Vào giai đoạn cuối, não bộ, đa thịt, xương của thai nhi phát triển nhanh chóng, người mẹ cần bổ sung nhiều những thực phẩm có hàm lượng vitamin, protein, calcium cao như cá, thịt, trứng, gan..

4. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái

Cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện ra mỗi liên hệ tinh thần trực tiếp nào giữa người mẹ và thai nhi, nhưng các thành phần hóa học có trong huyết mạch của người mẹ có thể giúp hai mẹ con trao đổi thông tin với nhau.

Nghiên cứu sinh lí học hiện đại phát hiện, tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố bên trong cơ thể, những nội tiết tố này thông qua mạch máu và truyền vào cơ thể thai nhi, vì thế mà ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu như người mẹ cảm thấy căng thăng, lo âu, sợ hãi, các hormone trong thận sẽ tăng lên,
thông qua tuần hoàn máu sẽ làm tim của thai nhi đập nhanh, thai nhi cử động bất thường, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé sau này. Nếu như tâm trạng Vui Vẻ, Cơ thể mẹ sẽ tiết ra một loại hormone có liên quan đến sự vui vẻ Ấy, đồng thời truyền vào thai nhi thông qua dây rốn, trong quá trình thả lỏng của huyết quản trong dây rôn, thai nhi sẽ được tiếp thêm nhiều dưỡng khí và các chất dinh dưỡng.

Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

5. Vận động cùng thai nhi

Những cảm giác khi vận động hay tiếp xúc của người mẹ đều có thể thông qua dây thần kinh mà truyền đến đại não của thai nhi. Cùng với sự phát triển của não bộ, thai nhi từ hai đến ba tháng đã bắt đầu có những cử động đầu tiên, những cử động nảy sẽ ngày một tăng dần. Người mẹ khi mang thai tháng thứ tư đã có thể cảm nhận được thai nhi đang động đậy. Thai nhi có thể nuốt, nhả nước ối, nheo mắt, xoay người, mút tay, đá chân, lăn lộn trong tử cung người mẹ, tất cả những hành động này đều là những vận động mang tính bản năng trong quá trình phát triển của con người. Trên cơ sở ấy, người mẹ cần biết kích thích những cảm giác về vận động hay tiếp xúc cho trẻ, giúp con phát triển một cách toàn diện.

6. Tránh những kích thích không tốt

Cơ thể nhỏ bé non nớt của thai nhi không thể chống đỡ được những tác động xấu dù chỉ rất nhỏ. Người mẹ không biết được rằng, những tác động ấy có thể khiến thai nhi bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, thai phụ cần biết bảo vệ thai nhi, tránh để các bé phải chịu tổn thương do những kích thích không tốt đem lại.

Có rất nhiều việc phụ nữ mang thai cần tránh, đầu tiên là phải chú ý đến sức khỏe của bản thân, tránh bị cúm, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm... Ngoài ra, không nên uống rượu, hút thuốc, cẩn thận khi sử dụng thuốc, tránh các tia phóng xạ, không ngồi quá lâu trước mản hình máy tính, không tắm nước quá nóng, không nuôi động vật trong nhà, không nghe âm thanh mạnh, có tính kích động, không trang điểm quá đậm... Tóm lại, trong suốt thời kì mang thai, cần giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Thai phụ cũng nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ phụ sản, điều hòa tốt tâm lí, không được vận động quá mạnh và không đi du lịch xa...

Con yêu

10 sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái

10 sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái

Làm bố mẹ, ai cũng mong muốn đem lại những điều...
18/07/2021
Những thói quen tốt nên duy trì mỗi ngày để giúp trẻ khỏe mạnh

Những thói quen tốt nên duy trì mỗi ngày để giúp trẻ khỏe mạnh

Điều kiện sống ngày càng được cải thiện, nhưng...
28/09/2020
Làm bố mẹ nên dạy trẻ cách yêu thương như thế nào?

Làm bố mẹ nên dạy trẻ cách yêu thương như thế nào?

Với trẻ sơ sinh, yêu thương gắn liên với những...
28/05/2021

Trẻ em ngã đập đầu xuống đất: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng ngừa

Ngã đập đầu xuống đất là một trong những tai nạn...
26/10/2023
Bố mẹ đừng bao giờ cấm con không được thất bại, hãy để con phát triển tự nhiên

Bố mẹ đừng bao giờ cấm con không được thất bại, hãy để con phát triển tự nhiên

Mỗi bậc cha mẹ có thể sẽ có nhiều cách dạy dỗ con...
14/08/2021
Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Tại sao giáo dục mầm non lại có thể đào tạo ra...
15/08/2021

10 nguyên tắc vàng giúp con ngoan ngoãn, tự lập

Nuôi dạy con cái là một hành trình đầy thử thách...
01/11/2023
Bố mẹ đừng nói những câu này tránh gây hiểu lầm và tổn thương con

Bố mẹ đừng nói những câu này tránh gây hiểu lầm và tổn thương con

Bố mẹ có biết, trong quá trình dạy con, chỉ một...
11/10/2020
Những món quà tặng đầy ý nghĩa gửi tặng "người lái đò" nhân ngày 20/11

Những món quà tặng đầy ý nghĩa gửi tặng "người lái đò" nhân ngày 20/11

Ngày 20/11 - ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã...
18/11/2020
20 lời khuyên đắt giá mẹ mong con gái luôn luôn khắc ghi trong lòng

20 lời khuyên đắt giá mẹ mong con gái luôn luôn khắc ghi trong lòng

Dù con đã lớn cũng mãi là đứa con bé bỏng của mẹ...
14/06/2020
Cách giúp con ít ghen tỵ với người khác có tâm hồn nhẹ nhàng, tươi đẹp

Cách giúp con ít ghen tỵ với người khác có tâm hồn nhẹ nhàng, tươi đẹp

Hay gây sự là biểu hiện dễ thấy của lòng đố kỵ....
21/09/2021
Con bị sang chấn tâm lý sức khỏe lẫn tinh thần chỉ vì bố mẹ bất hòa, cãi nhau

Con bị sang chấn tâm lý sức khỏe lẫn tinh thần chỉ vì bố mẹ bất hòa, cãi nhau

Bố mẹ thường nghĩ trẻ con không để ý đến những...
14/12/2020
Những sai lầm cha mẹ thường phạm phải khi dạy dỗ con cái

Những sai lầm cha mẹ thường phạm phải khi dạy dỗ con cái

Sự khác biệt giữa cha mẹ biết và không biết dạy...
23/11/2020
STT Qúa nuông chiều con cái, bố mẹ "lãnh trọn" hậu quả

STT Qúa nuông chiều con cái, bố mẹ "lãnh trọn" hậu quả

Có lẽ, cha mẹ nào sinh con ra mà chẳng thương con...
03/06/2020