Những sai lầm của bậc làm cha mẹ trong cách nuôi dạy con
Thứ nhất, quá coi trọng thành tích
Theo con số đã tổng kết, 16% gia đình hoàn toàn đồng ý vói ý kiến coi trọng thành tích, đại đa số gia đình cũng có nhận thức về vấn đề này, chỉ có 27% gia đình không hoàn toàn vói ý kiến trên.
“Chỉ cần con trẻ chăm chỉ học tập thì chúng không phải làm bất cứ công việc gì trong gia đình, hon thế chúng còn đưực chiều chuộng và chăm sóc tận tình”, đó là ý kiến của đại bộ phận các gia đình trong xã hội ngày nay. Học tập là một trong những trải nghiệm mà con trẻ phải trải qua trong quá trình trưởng thành, nó rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.
Đương nhiên, các bé gái cũng cần có thành tích học tập tốt nhưng trên thực tế thành tích tốt nhất lại là hiểu về nhân sinh, do đó, cha mẹ cũng cần dạy con trẻ phải chú trọng đến thành tích nhưng không nên quá coi trọng.
Nhiều cha mẹ đánh giá việc học tập của con trẻ qua điểm số và thi cử. Nếu thi điểm cao, xếp hạng cao thì phụ huynh rất vui vẻ, thưởng cho con những món quà lớn, nếu thi điểm thấp thì sẽ trách mắng và đánh đồn chúng. Các bé gái thường mẫn cảm, nên cần có sự quan tâm hon các bé trai, nếu cha mẹ không chú ý đến chi tiết này trong quá trình học tập, thói quen học tập và chỉ chú trọng đến thành tích, thì sẽ dễ làm tổn hại đến lòng tự trọng và tính tích cực của các bé, thậm chí còn khiến các bé nảy sinh tính tự ti, thiếu niềm tin.
Thứ hai, coi con trẻ là trung tâm để tiến hành giáo dục
Chủ yếu gồm hai phương diện, thứ nhất coi con trẻ là công cụ để thực hiện mơ ước của bản thân; thứ hai là nhận thức xuất phát điểm, áp đặt phương hướng phát triển cho con trẻ.
Rất nhiều phụ huynh cho biết, họ muốn con gái họ thực hiện mơ ước của chính họ khi cũng bằng tuổi các con, đặc biệt là ở nông thôn, con trẻ ở đó phải gánh vác mong muốn vào đại học của gia đình họ hàng thậm chí còn nhiều thế hệ hơn, con trẻ không thể gánh vác trọng trách nặng nề như vậy, và chúng có thể sẽ nảy sinh tâm lý phản đối. Con trẻ cảm thấy việc học chỉ là vì cha mẹ mà chúng không hề được bày tỏ nguyện vọng của bản thân, đó cũng có nghĩa là chúng ta vô tình làm mất đi tính chủ động và tích cực trong học tập của các bé.
Trong quá trình dạy con, nhiều phụ huynh đã dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống của mình để áp đặt phương hướng phát triển cho con gái, vạch sẵn con đường cho các bé bắt đầu hành trình, mà không hề suy tính xem con đường đó có phù họp với con gái mình không. Hoàn toàn không để ý đến cảm xúc của con trẻ, dưới áp lực như thế, không khí trong gia đình cũng không mấy vui vẻ, sự hòa họp với người thân cũng vì thế mà bị tổn thương.
Thứ ba, phương pháp giáo dục không nhất quán
Rất nhiều phụ huynh có sai lầm thấy gia đình khác dạy con thế nào thì cũng áp dụng dạy con theo kiểu đó, mà không quan tâm tói sở thích độ tuổi, thậm chí là không quan tâm tói giới tính. Ví dụ, khi môn võ thuật đang thú hút nhiều bạn trẻ, có phụ huynh cũng cho con gái đi học võ. Thực tế thì bé gái không có khả năng học võ, mà phụ huynh thực hiện theo phương pháp giáo dục chạy đua trào lưu.
Phương pháp này rất dễ khiến bạn xem nhẹ cá tính của các bé. Cha mẹ luôn dựa vào kinh nghiệm và các tiêu chuẩn đánh giá để ám thị cá tính của con trẻ, và kết quả là cá tính riêng của chúng bị mất đi chứ không hề được phát huy, đặc biệt các bé gái sẽ trưởng thành như một “cây tầm gửi”, hoặc là một đứa bé có nhiều tính cách tiêu cực, dần dần sẽ trở thành những đứa trẻ hư.
Thứ tư, trình độ “thường thức giáo dục” không đúng đắn
Một số gia đình có tư tưởng đề cao con trai, nuông chiều con gái, thậm chí là rất tôn trọng các bé gái. Do đó, đối với các sai lầm của bé gái thì lại coi đó là việc thường ngày. Phương pháp “thường thức giáo dục” cũng có ưu điểm của nó nhưng nếu phân tích tỉ mỉ thì với phương pháp này, chúng ta sẽ dễ dàng nuôi dạy nên những công chúa bướng bỉnh, cứng đầu.
Việc đánh giá hành vi con trẻ nên phản ánh đúng thực tế, tốt nên nói là tốt, không tốt nên nói là không tốt, khi cha mẹ khen ngợi các bé làm tốt sẽ phát huy sự nỗ lực của chính các bé, khi cha mẹ nói các bé không tốt thì cũng cần phân tích nguyên nhân, giúp các bé tìm ra phương hướng đúng để giải quyết mói là quan trọng. Nuôi dưỡng niềm tin ở các bé rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực của chúng.