Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Ở Việt Nam lưu truyền rất nhiều quan niệm liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Nhiều quan niệm trong số đó khiến cho bà mẹ sau sinh phải chịu việc kiêng khem quá mức về mặt vệ sinh thân thể lẫn các vấn đề về ăn uống dinh dưỡng. Điều này không chỉ trực tiếp gây ảnh hưởng về mặt tâm lý - sức khỏe của bà mẹ, mà đồng thời còn ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ.
Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Quan niệm kiêng tắm, gội, nằm quạt

Người xưa cho rằng bà mẹ sau sinh mà tắm rửa, gội đầu hay nằm ở nơi gió lùa sẽ khiến bị run tay, yếu người, dễ bị lạnh về già là phản khoa học. Bởi trong quá trình sinh nở, mẹ ra mồ hôi, dính bụi bặm, cộng thêm sản dịch sau sinh sẽ khiến cho cơ thể mẹ rất bần và ngứa. Nếu mẹ không tầm mà chỉ lau người, thì rất dễ bị những bệnh ngoài da, có thể lây bệnh cho em bé mới sinh. Còn theo quy luật lão hóa, khi người ta già đi, não sẽ bị thoái hóa khiến tay chân bị run, người yếu hơn. Và bất cứ ai cũng sẽ bị như thế! Còn những bệnh như cảm lạnh, sốt hay thương hàn... đều là do lây nhiễm vi khuẩn.

Mẹ cũng không nên xông hơi thay cho tắm rửa bình thường bởi xông hơi khiến cơ thể bị nóng, đổ mồ hôi, rất ngứa ngáy, khó chịu, mẹ dễ bị nổi rôm sảy. Rồi lại quay về cái vòng luẩn quần người mẹ bần thì dễ lây bệnh cho trẻ. Do đó, mẹ cần được tắm rửa càng sớm càng tốt ngay sau sinh để cơ thể sạch sẽ, thoải mái tỉnh thần. Như thế, sữa cũng dễ “về” hơn. Mẹ cũng nên tiếp xúc và cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh vì điểu này sẽ giúp cơ thể mẹ tạo sữa.

Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Quan niệm về nằm than

Hiện nay các bà mẹ ở thành thị đã không còn duy trì thói quen này, nhưng ở quê, do có sự can thiệp từ bà nội/ ngoại nên nhiều người vẫn còn sử dụng việc “nằm than”. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường người thân sợ gió lùa khiến mẹ sau sinh để bệnh nên hay cho ở trong phòng kín. Nằm than trong một căn phòng kín sẽ khiến không khí khó lưu thông. Than cháy đủ ôxy sản sinh ra CO2, nhưng khi cháy không đủ sẽ sản sinh ra khí CO - đây là loại khí rất độc. Khí này có liên kết cực kỳ mạnh với chất hemoglobin (huyết sắc tố), gấp 200 lần so với liên kết của hemoglobin với ôxy và CO2,. Do đó, khi cơ thể hít vào khí CO, chì CO sẽ gắn chặt vào hemoglobin và chiếm chõ của ôxy lăn CO2,.. khiến cho việc vận chuyển ôxy đi nuôi cơ thể bị ảnh hưởng (giảm). Do đó, dù có đủ máu chì người hít phải khí CO này dễ bị thiếu ôxy máu do không đủ lượng hemoglobin. Mẹ có lượng máu nhiều hơn nên có đi nuôi cơ thể bị ảnh hưởng (giảm). Do đó, dù có đủ máu thì người hít phải khí CO này dễ bị thiếu ôxy máu do không đủ lượng hemoglobin. Mẹ có lượng máu nhiều hơn nên có thể bị ngộ độc nhẹ hơn (biểu hiện qua cảm giác mệt mỏi), nhưng bé sơ sinh có lượng máu ít nên sẽ bị rất nặng, bé có thể bị lơ mơ, hôn mê hay co giật. Nghĩa là vấn nạn nằm than sẽ gây ra ngộ độc khí CO cho trẻ sơ sinh và có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Quan niệm về “nút lỗ tai” và ủ ấm

Việc “nút lỗ tai” để chống bị ù tai hay mang tất, mặc đồ kín để ủ ấm cho mẹ sau sinh là không cần thiết. Việc sinh nở không gây ảnh hưởng đến vấn đề nghe của người mẹ. Cũng như tay chân lạnh là chuyện bình thường, nó không gây ra bệnh ở mẹ, đối với trẻ cũng thế. Tuy nhiên, ở trong tiết trời lạnh mùa đông xứ Bắc thì nên giữ ấm (đối với bất cứ ai), còn ở những vùng miền khác có nhiệt độ bình thường hay nóng như Sài Gòn thì không nên ủ ấm.

Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Quan niệm về ngồi nhiều đau lưng

Về già ai cũng bị đau lưng bởi các khớp bị thoái hóa, còn việc ngồi nhiều sau sinh không khiến người mẹ bị đau lưng. Việc hạn chế vận động vì sợ ảnh hưởng đến vết mổ hay vết cắt tầng sinh môn cũng không nên bởi vận động mới giúp máu lưu thông nhiều đến vết thương, giúp mau làm lành vết thương. Nếu người mẹ bị đau sau sinh thì người thân nên hỗ trợ, khuyến khích người mẹ thường xuyên đứng lên, ngồi xuống và đi lại xung quanh giường càng sớm càng tốt.

Những mẹ sinh thường có thể tập những bài tập nhẹ như đi bộ hay thực hiện các bài tập thái cực quyền hoặc bài tập dưỡng sinh. Đối với các mẹ sinh mổ, sau khi vết thương lành thì có thể tập thể dục trở lại để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Quan niệm về ăn uống

Quan niệm mẹ chỉ nên ăn đồ khô, đồ mặn, chỉ ăn chân giò để “chắc bụng” nhiều sữa là không đúng. Mẹ sau sinh nên ăn uống bình thường theo khẩu vị và sở thích của bản thân, thức ăn ngon và sạch, đảm bảo vệ sinh đều có thể ăn được. Mẹ nên uống nhiều nước để giúp tạo sữa và có thể uống thêm sữa.

Có một số đồ ăn mẹ nên tránh như các loại gia vị: tỏi, hành, tiêu, ớt,... vì các loại thức ăn này có thể tiết mùi qua mồ hôi, mà tuyến sữa cũng được xem như một tuyến mồ hôi, nên nếu những mùi này tiết qua sữa có thể khiến trẻ cảm thấy không thích hoặc không chấp nhận. Mẹ cũng không nên uống cà phê hay các loại đồ uống có cồn bởi các chất này tiết qua sữa sẽ khiến cho trẻ bị bứt rứt.

Những quan niệm kiêng kị ngày xưa liệu còn đúng với bà mẹ sau sinh?

Nhiều người vẫn tin rằng mẹ ăn “đồ tanh” khiến trẻ bị đi ngoài, điều này cũng không đúng. Trong ngành thực phẩm không có khái niệm “đồ tanh” Nếu mẹ ăn món gì đó, sau đó bị tiêu chảy là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc quá trình chế biến đồ ăn khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn. Ví dụ như để thức ăn chín chung với thức ăn sống thì đế bị nhiễm khuẩn khi không được xử lý đúng cách. Mẹ bị tiêu chảy nghĩa là cơ thể của mẹ đã thải siêu vi, vi khuẩn bằng cách đi tiêu ra ngoài. Những siêu vi, vi khuẩn này không thể xâm nhập qua máu để đi vào sữa, do đó, sữa mẹ là hoàn toàn sạch, trẻ bú vào không bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu đầu vú mẹ bị bẩn, trẻ bú trực tiếp dễ bị nhiễm khuẩn và bị tiêu chảy. Hoặc nếu mẹ bị tiêu chảy mà không vệ sinh tay sạch sẽ, chì mầm bệnh có thể lây vào trẻ, khi đó, trẻ cũng bị tiêu chảy.

Quan niệm quấn bụng giảm cân

Hiện nay, nhiều mẹ vẫn truyền tay nhau bí quyết giúp giảm bụng sau sinh như quấn gen, thoa rượu gừng hay quấn muối bụng... Thực ra, các cách này không hề giúp ích trong việc làm tan mỡ. Muốn tan mỡ thì bà mẹ phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn lượng calories nạp vào, do đó, để lấy lại vóc dáng mẹ nên tập thể dục kèm theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau sinh bụng mẹ thường to, đến sau ố tháng, tử cung sẽ co lại như kích thước trước khi sinh và những thay đổi nội tiết sẽ giúp cơ thể người mẹ trở lại như trước.

Tóm lại, bà mẹ sau sinh nên kiêng ăn “đồ dơ và đồ dở” và vẫn sinh hoạt bình thường như trước khi có thai.

Con yêu

Thế nào là yêu thương đúng cách để không hủy hoại tương lai con?

Thế nào là yêu thương đúng cách để không hủy hoại tương lai con?

Bạn có để ý, bây giờ các ông bố bà mẹ can thiệp...
15/05/2021
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ bằng trò chơi rất hiệu quả

Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ bằng trò chơi rất hiệu quả

Kho ghi nhớ khổng lồ của bộ não con người chỉ...
27/12/2020
Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ

Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ

Đặc điểm giáo dục này của bố mẹ là quá bảo vệ con...
18/04/2021
Tâm thái tốt, bản thân nó cũng là một vẻ đẹp của người con gái

Tâm thái tốt, bản thân nó cũng là một vẻ đẹp của người con gái

Tâm thái tốt, bản thân nó cũng là một vẻ đẹp....
26/08/2021
Những status mang tâm sự bố dành cho con về cuộc sống gia đình

Những status mang tâm sự bố dành cho con về cuộc sống gia đình

Nếu người mẹ là hiện thân của bàn tay xây tổ ấm,...
11/08/2016
Những nguyên tắc đặt tên cho con theo quan niệm truyền thống Trung Hoa

Những nguyên tắc đặt tên cho con theo quan niệm truyền thống Trung Hoa

Dẫu biết, bố mẹ có quyền đặt tên con theo sở...
06/07/2020
Những món quà tặng đầy ý nghĩa gửi tặng "người lái đò" nhân ngày 20/11

Những món quà tặng đầy ý nghĩa gửi tặng "người lái đò" nhân ngày 20/11

Ngày 20/11 - ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã...
18/11/2020
Bố dặn con trai: Là đàn ông hãy sống lạc quan và có chí tiến thủ

Bố dặn con trai: Là đàn ông hãy sống lạc quan và có chí tiến thủ

Có lẽ người mẹ dành cho con gái những ân cần, dạy...
20/06/2020
Bố dạy con có trách nhiệm, mẹ dạy cách con biết yêu thương

Bố dạy con có trách nhiệm, mẹ dạy cách con biết yêu thương

Dạy con biết cách yêu thương là thiên chức của mẹ...
01/09/2021
STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ cha. Vì thế mà mỗi...
27/04/2020
Con bị sang chấn tâm lý sức khỏe lẫn tinh thần chỉ vì bố mẹ bất hòa, cãi nhau

Con bị sang chấn tâm lý sức khỏe lẫn tinh thần chỉ vì bố mẹ bất hòa, cãi nhau

Bố mẹ thường nghĩ trẻ con không để ý đến những...
14/12/2020
Những sai lầm bố mẹ tuyệt đối nên tránh khi cho con ngủ

Những sai lầm bố mẹ tuyệt đối nên tránh khi cho con ngủ

Hầu hết các em bé từ sau 3 - 4 tháng tuổi đều có...
24/06/2021
Giúp con rèn luyện trí nhớ bằng cách tổ chức chơi trò chơi

Giúp con rèn luyện trí nhớ bằng cách tổ chức chơi trò chơi

Trò chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ nhỏ, quá...
17/07/2021
Bí quyết dạy con yêu phát triển độc lập, sáng tạo và có ích cho đời

Bí quyết dạy con yêu phát triển độc lập, sáng tạo và có ích cho đời

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình dễ dạy, nhưng...
30/08/2021
Trò chơi là điểm mẫu chốt trong việc nuôi dạy trẻ thông minh

Trò chơi là điểm mẫu chốt trong việc nuôi dạy trẻ thông minh

0-3 tuổi được xem là khoảng thời gian quan trọng...
13/06/2021