Giúp mẹ bỉm giải mã câu chuyện tại sao trẻ quấy khóc đòi bế
Hẳn là mẹ sẽ thấy rối bời. Nhưng không có gì cần phải lo lắng. Bởi vì khi trẻ không đói bụng và tã lót cũng không bẩn mà khóc thì khi đó trẻ rất muốn được bế. Nếu cứ để mặc trẻ khóc mà không bế, trẻ có thể hình thành “thói khóc hờn” và như vậy dù có lớn qua 3 tháng trẻ sẽ vẫn rất hay khóc.
Nhưng mẹ lại lo lắng rằng khi trẻ khóc mà bế trẻ thì sẽ hình thành thói quen đòi bế ở trẻ, sau này có đặt xuống cho ngủ trẻ sẽ không chịu nữa. Mẹ cũng hay được cảnh báo rằng khi còn nhỏ mà hay bế và tạo thói quen đòi bế cho trẻ thì sau này bé sẽ bám riết và mẹ chẳng thể làm được việc nhà. Nghĩ như vậy nên có những mẹ không bế khi con khóc mà cứ để mặc bé tự nín, và đúng là sau vài lần như vậy em bé không khóc nữa. Tuy nhiên ngoài lúc cho trẻ bú, mẹ tuyệt đối không bế trẻ kể cả khi trẻ khóc thì thật sai lầm. Khóc chính là một hình thức giao tiếp của trẻ. Nếu bỏ qua không thèm để ý đến điều đó thì trẻ sẽ khóc vì nổi giận chứ không còn là một tín hiệu giao tiếp nữa.
Có những trẻ khóc, nếu được bế thì chỉ 2 - 3 phút là trẻ ngủ và nếu có đặt xuống trở lại thì cũng không khóc nữa. Lí đo có thể là khi được bế lên, hơi trong ruột trẻ được đồn ra và trẻ thấy đễ chịu hơn.
Nếu việc bế trẻ lên mà mà tâm trạng của trẻ dễ chịu, cuộc sống cũng yên bình hơn thì dù trẻ không khóc, một ngày mẹ cũng nên bế trẻ nhiều lần. Thêm nữa khi được bề lên, người trẻ được ưỡn căng ra, cũng là một hình thức vận động. Với phần lớn trẻ, được bế là một niềm vui. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng chỉ thích được bế, cũng không phải cứ bế trẻ là trẻ sẽ hình thành thói quen đòi bế.
Nhưng cũng có trẻ rất thích được bế mà nếu cứ đặt xuống là sẽ khóc giẫy lên, thậm chí bế thôi chưa đủ mà còn phải đong đưa nhẹ nhàng, đi rong chứ không được đứng hay ngồi yên một chỗ. Những trẻ như thế là những trẻ hay khóc bẩm sinh. Nếu có ý định để mặc trẻ khóc như thế không bế lên để rèn trẻ cho trẻ không có thói quen đòi bế thì rất có thể sẽ dẫn đến trẻ mắc chứng sa ruột vì khóc nhiều.
Trẻ hay khóc và trẻ không hay khóc, đó đã là đặc tính của từng trẻ từ khi sinh ra. Với những trẻ cá tính mạnh sẽ cảm nhận sự khó chịu (đói, ướt...) nhanh hơn và cũng phản ứng một cách mãnh liệt hơn bằng cách khóc thật to cho mẹ biết là mình khó chịu và sẽ chỉ nín khi được bề ẫm, vỗ về và đáp ứng đúng nhu câu. Còn với những trẻ hiển lành không mấy khi khóc thì có bế bao nhiêu cũng chẳng thành thói quen đòi bế được. Vì thể, cha mẹ đừng vì lo ngại sẽ hình thành thói quen đòi bế ở con mà quên mắt việc cho trẻ được hưởng sự ôm ấp yêu thương và tiếp xúc với khí trời.
Có những bà mẹ ở khu tập thể than thở rằng chỉ vì ngày nghỉ hay cho con về ngoại chơi mà tạo thành thói quen đòi bế ở trẻ. Đó chẳng qua là trẻ đã phát hiện ra rằng được bề ra hít thở khí trời là điều rất vui, vì trẻ đã bắt đầu biết đòi hỏi những điều vui trong cuộc sống. Việc cứ nằm ngủ suốt trong căn hộ ở khu tập thể có thể là điều thuận lợi cho mẹ nhưng không phải là điều thuận lợi đối với trẻ.