Nghệ thuật giao tiếp giúp bố mẹ và con hiểu nhau nhiều hơn mỗi ngày

1. "Xưng hô “Bố / Mẹ”
Câu nói bắt đầu với từ “Bố/Mẹ” giúp bộc lộ cảm xúc, thể hiện những quan sát và yêu cầu của người nói mà không “công kích” người nghe. Lấy ví dụ, mẹ có thể nhìn vào mắt con và nói: “Mẹ đang thực sự rất buồn bực. Mẹ không thích nhìn những đồ chơi bày la liệt trên sàn nhà. Mẹ cần con giúp đỡ,” trong khi nắm tay trẻ và hướng dẫn trẻ việc phải làm. Mặc dù khi rèn tính kỷ luật, cảm xúc của trẻ luôn phải được coi trọng và được bố mẹ lắng nghe, song cảm xúc của bố mẹ cũng quan trọng không kém và có thể khiến đứa trẻ trở nên nghe lời hoặc phản kháng.
2. Sử dụng những câu nói bắt đầu bằng từ "con"
Câu nói bắt đầu bằng từ “con” luôn hàm chứa ý “công kích” và hầu như luôn đẩy người nghe vào thế phòng ngự. Lấy ví dụ, bạn la mắng đứa trẻ (lúc này đang ở một phòng khác): “Con thật là bừa bộn! Tại sao con không nhặt đồ chơi lên? Mọi thứ ngổn ngang trên sàn nhà! Con xuống đây ngay... nếu không!” Câu nói đại loại như vậy dường như ít khi nhận lại thái độ tích cực từ đứa trẻ, thậm chí còn khiến chúng trở nên tức giận. Điều này là một trong số những lý do khiến cho chúng lờ ta đi, hoặc trở nên bướng bỉnh.
3. Biểu đạt
Hãy khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc bằng lời nói hơn là hành động đá, đánh, cắn, hét lên hoặc ném đồ vật. Bạn có thể bắt đầu giúp trẻ, dù chúng còn rất nhỏ, nhận biết và bày tỏ cảm xúc bằng lời nói, ví dụ như: “Mẹ cá rằng con sẽ nổi giận khi em gái con giành lấy đồ chơi từ tay con.”
4. Ôm trẻ
Bạn có thể ôm bé từ phía sau, dưới cánh tay và vòng qua ngực, từ từ và âu yếm ngăn bé làm điều gì đó. Vị trí như vậy cho phép bạn gần gũi với bé hơn, và có thể thì thầm điều gì đó
vào tai bé để giúp chúng bình tĩnh lại, đồng thời cũng để ngăn bé không quá kích động.
5. Làm mẫu
Hằng ngày hãy làm gương bằng những hành động mà bạn muốn con mình sẽ học theo. Đó là cách dạy trẻ hữu hiệu nhất của các bậc phụ huynh. Hãy nhớ rằng, không chỉ là bạn nói gì, cách bạn nói còn quan trọng hơn; và quan trọng nhất, là liệu bạn có thực hiện điều mình nói hay không. Trẻ sẽ làm theo những gì bạn làm, chứ không nhất thiết theo như bạn nói. Chúng sẽ cho bạn thấy điều đó, thường thì vào thời điểm không thích hợp nhất.
6. Cuộc họp gia đình
Đó là khoảng thời gian cho cả gia đình ở bên nhau, để cha mẹ và các con có thể chia sẻ, giải quyết những hiểu lầm, hay chỉ đơn giản để quây quần ấm cúng. Bạn có thể sử dụng khoảng thời gian này để thảo luận nhiều vấn đề, sắp xếp lại công việc trong nhà, lên thời gian biểu hay lập kế hoạch cho những sự kiện đặc biệt.