Cách đối phó với 10 loại đồng nghiệp "khó chơi" mà bạn thường gặp phải
1. Đồng nghiệp mách lẻo
Hãy cư cử tốt nhất và chỉ làm công việc của bạn. Nếu bạn hoàn thành tất cả mọi việc bạn có nghĩa vụ phải làm, sẽ không ai có bất cứ điều gì để nói xấu bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên cập nhật cho sếp thông tin về các dự án của bạn để những kẻ mách lẻo không thể tận dụng bất cứ điều gì bạn đã bỏ sót.
2. Đồng nghiệp buôn chuyện
Đừng trở thành một người buôn chuyện. Hãy nhớ rằng bất cứ điều gì bạn nói có thể được dùng để chống lại bạn. Nếu tin đồn là về bạn, hãy bình tĩnh và bí mật tìm ra người đã bắt đầu nó. Giải thích với họ về những gì bạn đã nghe nói, điều nào là sự thật và điều nào gây tồn thương. Họ sẽ cảm thấy tội lỗi và xin lỗi nếu bạn tiếp cận một cách bình tĩnh và hợp lí.
3. Đồng nghiệp thiếu quyết đoán
Những người thiếu quyết đoán thật ra biết rõ họ muốn làm gì nhưng thiếu tự tin vào đánh giá của họ. Là một đồng nghiệp, hãy tạo cho họ cảm giác thoải mái để nói với bạn về quyết định của họ. Hãy cho họ thấy các bước bạn làm khi đưa ra quyết định. Nếu bạn quản lý người thiếu quyết đoán, hãy chia vấn để thành các phần có thể xử lý được và cung cấp cho họ một số lý do, nền tảng và ví dụ để giúp họ đưa ra quyết định.
4. Đồng nghiệp chuyên đâm chọt sau lưng
Hãy tập trung làm công việc của bạn. Họ không thể nói bất cứ điểu gì nếu bạn đang làm công việc của bạn hoặc nếu bạn không có gì để nói với họ. Nếu bạn cảm thấy kẻ đâm sau lưng thật sự tìm cách phá hoại sự nghiệp của bạn, hãy ghi chép cẩn thận ngày, giờ, các nhân chứng và những gì họ đã nói rồi trao đổi trực tiếp với họ hoặc giao những tư liệu đó cho người quản lý của bạn.
5. Đồng nghiệp thoái thác
Người thoái thác là người không muốn gánh vác công việc hoặc không thể làm được việc đó. Người thoái thác thường đẩy xông việc cho đồng nghiệp trong khi họ đâu phải là quản lí.
Do đó, nếu làm việc theo nhóm được khuyến khích ở nơi làm việc của bạn và bạn có thời gian giúp đỡ đồng nghiệp, bạn nên làm. Tuy nhiên, bạn có quá nhiều việc và chỉ quản lí mới có quyền giao phó, vậy hãy nói với người đồng nghiệp thoái thác đó là bạn có việc phải làm.
6. Đồng nghiệp chỉ trích
Để đối phó với người chỉ trích, bạn hãy khen ngợi những người chỉ trích trong một công việc họ làm tốt có thể giúp tập trung sự chú ý của họ vào những mặt tích cực. Quản lý có thể giúp nhân viên tiêu cực và hay chỉ trích bằng cách chỉ ra vị trí mà họ xuất sắc và giao cho họ phụ trách một dự án để xây dựng một thái độ tích cực hơn.
7. Đồng nghiệp than vãn
Nói chung, người than vãn không tìm kiếm lời khuyên vì thế đưa ra lời khuyên với họ chỉ vô ích. Bạn có thể thử nói điều gì đó đồng cảm như là “Tôi không biết làm sao cậu đối phó với tất cả những vấn đề này” và sau đó có thể họ sẽ thừa nhận “chuyện cũng không đến nỗi tệ”. Nếu đã thực sự chán ngấy, bạn có thể chấm dứt mạch than vãn của họ bằng cách nói rằng tấy cả chúng ta đều biết không thể làm gì hơn trong chuyện này.
8. Đồng nghiệp lười biếng
Những người lười biếng đôi khi không chú ý tới thực tế là có những việc cần được thực hiện, do đó bạn phải bảo họ. Nếu không, đừng làm việc của họ, hãy để công việc ùn lên rồi sếp sẽ nhận thấy sự tồn đọng. Nếu bạn đang quản lý một người lười biếng, bạn hãy đảm bảo họ phải làm công việc của họ bằng cách ghi ra trách nhiệm của mỗi người với thời hạn và yêu cầu cập nhật.
9. Đồng nghiệp ủy mị
Khi những nữ hoàng/ông vua ủy mị nêu lên các vấn để cá nhân của họ, bạn chỉ cần nói: “Tôi rất tiếc khi nghe điều đó” rồi bảo rằng bạn phải trở lại làm việc. Nếu họ đề xướng công việc cần trao đối hãy dành cho họ sự chú ý của bạn. Nếu tất cả mọi người sử dụng phương pháp này một cách nhất quán, sự ủy mị của họ sẽ giảm dần.
10. Đồng nghiệp biết tuốt
Điều tốt nhất bạn có thể làm là chuẩn bị cơ sở lập luận và sau đó làm cho họ đồng ý với bạn bằng cách mời họ thảo luận và yêu cầu giải thích và trình bày ý tưởng. Họ sẽ thấy khó mà khư khư giữ ý tưởng của họ nếu bạn có thể cung cấp bằng chứng cho thấy một ý tưởng hoặc cách làm khác tốt hơn.