Bố mẹ Việt dạy con theo kiểu Tây, có nên hay không?

Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ, nhập cả .. tên con đến cách dạy con! Nhưng dạy kiểu tây là kiểu gì? Dạy “kiểu ta” thì đã làm sao mà phải dòm ngó “kiểu tây”? Và nếu “kiểu tây” very good thì cứ vô tư thoải mái sử dụng, có ai ... đòi tiền bản quyền đâu, hỏi chi mất công vậy?
Bố mẹ Việt dạy con theo kiểu Tây, có nên hay không?

Phải hỏi! Bởi mới đầu thấy con Tây có tí tuổi đầu mà nề nếp, tự lập, khỏe mạnh, năng động... ham quá! Còn con mình, nhìn mắc bực: nhút nhát, yếu xìu, vô kỷ luật, mười tuổi rồi mà để “nó” ở nhà một mình đôi ngày là..rách việc lắm, cái gì cũng Mẹ!

Nhưng nhìn kĩ thì phát hiên kiểu tây thường đính kèm các “tác dụng phụ” đầy phật ý! Tỉ như: 18 tuổi là con tây “biến” khỏi nhà, một đi không trở lại, chỉ “hạ cố” thăm cha viếng mẹ như thăm hàng xóm.  Yêu ai, cưới ai là tự “nó” quyết định, cha mẹ chỉ việc đứng ngó chứ không được phép “chen” vào: ba mẹ sốc nặng!

Không giống dạy theo kiểu ta: ngoài ba mươi tuổi rồi mà mẹ có bắt chia tay “cái đứa không hợp tuổi" thì con phải “nghiêm túc nghiên cứu thông tư, chỉ thị” Là con hiếu thảo thì phải “hấu bên gối mẹ”; mẹ bảo học ngành gì con phải học ngành đó, con thích và có khả năng hay không: chẳng quan trọng! Có thế cha mẹ mới thỏa mãn, mới hài lòng.

Bố mẹ Việt dạy con theo kiểu Tây, có nên hay không?

Sốc nặng hơn. Lần này là con sốc!

Nhưng rồi văn cứ muốn con năng động, tự lập, hoạt bát, hạnh phúc, nên mới phân vân, chẳng biết chọn cách nào cho . .được tất mà không mất gì. Tham thấy ớn không! Nhưng thôi, tạm chấp nhận! Vì sự “tham lam” này không đến nỗi... quá bất thiện!

Nhìn lại cách giáo dục kiểu ta, với tuyên ngôn: Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con!”. Cách này, con “khỏe” lắm, mọi tình huống phát sinh từ cuộc sống đã có cha mẹ giải quyết hết, con chỉ lo hoc giỏi là được. Vậy là con mất hết cơ hội học kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất: Xử Lý Tình Huống. Thiếu kỹ năng thiết yếu này, con trở nên nhút nhát, tinh thần yếu ớt, không thể tự lập. Và khi bị làm “lính kiểng” như thế, con cũng không hiểu mình học để làm gì, vì con không thể có cơ hội sử dụng kiến thức; tư tưởng lười học - ỷ lại cũng phát sinh theo: “mọi chuyện đã có mẹ lo” Chỉ “được” mỗi một điều: hầu bên gối mẹ, dính chặt với cha mẹ. Đương nhiên! Để lỡ có chuyện gì thì còn có cha mẹ “đỡ đạn” cho chứ!

Thời hội nhập, chúng ta có dịp chứng kiến những câu chuyện đắng lòng kiểu hội nhập nửa vời: khá nhiều gia đình gửi con du học, đã bị người thân ở nước ngoài từ chối cho ở chung nhà, vì “nó lớn tướng vậy mà chẳng biết làm gì cả. Ở chung chắc lây cái lười cái dở cho con tôi mất” Chẳng hiểu cha mẹ của mấy đứa “lười, dở" này chui xuống lỗ nẻ nào, khi đứa con vàng con ngọc của mình bị xếp vào đúng “ngạch” phế phẩm?

Ngó qua cách giáo dục kiểu tây, phương châm cũng khá rõ ràng: cuộc đời đầy chông gai, cha mẹ sẽ trang bị cho con đủ kỹ năng và con sẽ là người tự bước đi, chứ cha mẹ sẽ không “bế” con qua khỏi mớ chông gai đó, lỡ có xây xát chút đỉnh thì ráng tự phục hồi! Đây là quy trình cho “xuất xưởng” những đứa trẻ với tinh thần độc lập tự cường rất cao, rất chịu khó học, nhưng lại ít gắn bó với cha mẹ.

Rõ ràng, kiểu giáo dục nào cũng có vàng trộn lẫn với cát!

Bố mẹ Việt dạy con theo kiểu Tây, có nên hay không?

Vàng trong giáo dục kiểu tây là sự tự lập, tính năng động, khả năng xử lý tình huống tốt. Điều này không khó để có được: dạy con làm việc nhà từ bé - bé là từ một tuổi!

Một tuổi phải bắt đầu học tự xúc ăn, có thể bò hoặc lẫm chẫm đi lấy giúp cha mẹ những món đồ đơn giản an toàn như tờ báo, cái cốc nhựa, tã giấy wv... Những hoạt động dạng này sẽ phức tạp dần theo tuổi, đây là loại hạt giống rất tốt cho tính tự lập năng động, đồng thời là liều vắc xin hữu hiệu phòng ngừa chứng ích kỷ, thói vô trách nhiệm.

Vàng trong giáo dục kiểu ta là sự gắn bó quyến luyến sâu đậm với gia đình.

Nguồn gốc của gắn bó là yêu thương và nguồn gốc của yêu thương là trách nhiệm: ta có trách nhiệm với ai càng nhiều thì àng yêu thương người đó.

Muốn bé yêu thương gia đình càng nhiều thì hãy trao vào tay bé nhiều trách nhiệm nho nhỏ để chăm sóc gia đình – những việc thật đa dạng nhưng không quá sức. Được thế, dần dần bé sẽ rất yêu thương gia đình, và sự gắn bó đương nhiên sẽ đến.

Làm việc nhà như một mảnh đất chứa đầy vàng ròng, vừa giúp con có kỹ năng xử lý tình huống độc lập tốt, lại vừa khiến con biết yêu thương gắn bó với mẹ cha! Vậy mà từ khá lâu rồi, “mảnh đất vàng" ấy được “kính dâng” trọn vẹn cho các cô giúp việc. Còn những bé cưng thì toàn bị..ăn “cát”! Để rồi một hôm, ai đó phải giật mình tự vấn: “Dạy con theo kiểu tây, nên hay không?

Con yêu

STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ cha. Vì thế mà mỗi...
27/04/2020
Bố dạy con có trách nhiệm, mẹ dạy cách con biết yêu thương

Bố dạy con có trách nhiệm, mẹ dạy cách con biết yêu thương

Dạy con biết cách yêu thương là thiên chức của mẹ...
01/09/2021
Cách bố mẹ dạy con thể hiện sự cảm thông và chia sẻ

Cách bố mẹ dạy con thể hiện sự cảm thông và chia sẻ

Trẻ nhỏ thường thích sở hữu những đồ vật cho...
18/07/2021
Phương pháp hiệu quả giúp trẻ phòng bệnh cẩn thị, nói không với kính

Phương pháp hiệu quả giúp trẻ phòng bệnh cẩn thị, nói không với kính

Khi đã bị cận thị, việc đeo kính hoặc dùng thuốc...
04/08/2021
Bố mẹ tuyệt đối đừng bảo: "Con học bài đi, việc khác con không phải làm"

Bố mẹ tuyệt đối đừng bảo: "Con học bài đi, việc khác con không phải làm"

“Được giáo dục quá nhiều hoặc quá ít đều là sự...
27/08/2021
Bố mẹ nên nhìn tới tương lai của con trẻ trong quá trình dạy dỗ

Bố mẹ nên nhìn tới tương lai của con trẻ trong quá trình dạy dỗ

Một thực tế là khi những đứa trẻ cùng trang lứa...
03/08/2021
Có bao giờ bạn hỏi: Vì sao chúng ta vẫn luôn cần cha mẹ dưỡng dục?

Có bao giờ bạn hỏi: Vì sao chúng ta vẫn luôn cần cha mẹ dưỡng dục?

Có một câu hỏi đã khiến không biết bao nhiêu nhà...
24/11/2020
Làm bố mẹ nên dạy trẻ cách yêu thương như thế nào?

Làm bố mẹ nên dạy trẻ cách yêu thương như thế nào?

Với trẻ sơ sinh, yêu thương gắn liên với những...
28/05/2021
Mẹ hạnh phúc khi con đã có mặt trong cuộc đời của mẹ, con yêu à!

Mẹ hạnh phúc khi con đã có mặt trong cuộc đời của mẹ, con yêu à!

Sáng nào thức dậy con cũng cười tỏa nắng như thế...
05/08/2019
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ bằng trò chơi rất hiệu quả

Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ bằng trò chơi rất hiệu quả

Kho ghi nhớ khổng lồ của bộ não con người chỉ...
27/12/2020
Bí kíp giúp trẻ thể tập trung cao độ hơn trong học tập

Bí kíp giúp trẻ thể tập trung cao độ hơn trong học tập

Không tập trung trong giờ học là hiện tượng bình...
11/07/2021
Những status mang tâm sự bố dành cho con về cuộc sống gia đình

Những status mang tâm sự bố dành cho con về cuộc sống gia đình

Nếu người mẹ là hiện thân của bàn tay xây tổ ấm,...
11/08/2016
Bố mẹ dạy con tập đọc từ sớm là cách dạy rất thông minh

Bố mẹ dạy con tập đọc từ sớm là cách dạy rất thông minh

Tập đọc từ sớm - mà chủ yếu là nhìn tranh tập đọc...
27/05/2021
Bố mẹ dạy con gái: Khí chất quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài

Bố mẹ dạy con gái: Khí chất quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài

Đẹp là nhu cầu căn bản trong lòng mỗi ngư&i...
12/07/2021