Cách giúp trẻ tăng khả năng quan sát để phát triển trí tuệ
Từ khi còn nhỏ trẻ đã có thói quen quan sát thì khi trưởng thành có thể quan sát xã hội nhạy bén. Vậy làm thế nào để bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ:
Đầu tiên, kích thích hứng thú quan sát của chúng, đồng thời hướng dẫn chúng vẫn dụng các giác quan để quan sát sự vật
Khả năng quan sát được tăng cường chính trong cuộc sống hàng ngày, muốn có một hiệu quả quan sát như ý thì trước tiên phải có khát khao được quan sát một cách chủ động. Bởi vậy, bố mẹ nên gợi mở, hướng dẫn cho trẻ, để chúng cảm thấy mỗi ngày đều có nhiều sự vật mới. Đây là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng chú ý và việc quan sát có hiệu quả tốt hơn. Tạo cho trẻ môi trường có lợi cho việc kích thích khả năng quan sát, đối tượng mà trẻ nhỏ có hứng thú quan sát là những vật động.
Thứ hai, giúp trẻ xác lập mục đích quan sát
Hiểu biết của trẻ về nhiệm vụ quan sát sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quan sát, mục đích càng rõ ràng thì khả năng chú ý của trẻ càng cao, quan sát cũng càng tỉ mỉ, sâu sắc, hiệu quả đương nhiên sẽ càng cao. Trong lúc quan sát, có mục đích hay không sẽ thu được những kết quả hoàn toàn khác nhau. Khi có mục đích rõ ràng, hoạt động quan sát của trẻ vì thế sẽ trở nên phong phú hơn.
Thứ ba, hướng dẫn trẻ chuẩn bị tốt cho việc quan sát, đặc biệt là chuẩn bị những kiến thức có liên quan
Khi làm như vậy trẻ có thể quan sát đúng đối tượng, cũng có thể quan sát đúng nội dung của đối tượng, không dễ dàng bị biểu hiện bề mặt hay những chi tiết không quan trọng làm lạc lối. Trước khi quan sát còn cần kích thích ham muốn tìm hiểu của trẻ, bồi dưỡng cho trẻ hứng thú quan sát. Như thế trẻ sẽ chủ động nhận thức sự vật, việc quan sát cũng thành công hơn.
Thứ tư, bố mẹ nên dạy trẻ một số phương pháp quan sát đúng đắn
Sau khi trẻ có hứng thú với việc quan sát, bố mẹ cần hướng dẫn chúng quan sát theo một trình tự nhất định như từ gần tới xa, từ trên xuống dưới hoặc từ xa tới gần, từ dưới lên trên. Khi quan sát sự vật cần quan sát từ chỉnh thể tới cục bộ, từ lớn tới nhỏ; cũng có thể bắt đầu từ những đặc trưng nổi bật nhất của sự vật. Quan sát sự thay đổi của sự vật, cần hướng dẫn trẻ nhận xét ban đầu thì nó như thế nào, sau đó xảy ra những thay đổi nào và kết quả ra sao.
Phải kích thích trẻ động não suy nghĩ, thường xuyên hỏi “tại sao” với kết quả quan sát được. Có những sự vật cần trẻ phải đích thân bắt tay vào thao tác, quan sát quy luật và tính chất thay đổi của sự vật, từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về sự vật đó.
Lời kết: Cuộc sống hàng ngày là nguồn gốc phát triển khả năng quan sát của con người. Bố mẹ nên thường xuyên chú ý kích thích hứng thú của trẻ, bồi dưỡng cho trẻ thói quen thích quan sát, biết vận dụng các giác quan để cảm nhận, dạy trẻ phương pháp nhận biết chính xác, đồng thời cổ vũ trẻ tìm tòi, phát hiện những cái mới. Rèn luyện khả năng quan sát như vậy sẽ thu được hiệu quả tốt.