5 bước để bạn tống khứ những thói quen xấu ra khỏi cuộc đời
1. Lựa chọn thời gian phù hợp
Đây là một việc không nên trì hoãn, muốn thay đổi một thói quen mà kéo dài thời gian thì sẽ càng sợ bị thất bại. Để việc thay đổi thói quen đạt được hiệu quả, không nên lựa chọn thời điểm nhà có bạn bè, người thân đến chơi, cũng không nên chọn thời điểm có quá nhiều công việc có thời hạn hoàn thành đang chờ giải quyết. Không nên chọn thời điểm trước dịp cuối năm, vì cuối năm còn phải chuẩn bị ăn tết, lại phải giải quyết các công việc còn tồn đọng, không tránh khỏi sự bận rộn căng thẳng, kiểu áp lực này chỉ làm cho những thói quen xấu trở nên sâu sắc hơn mà thôi.
2. Vận dụng sức mạnh của ý nguyện chứ không phải sức mạnh của ý chí
Thói quen sở dĩ được hình thành là do tiềm thức liên hệ một kiểu hành vi với sự vui vẻ, sự an ủi hay thoả mãn. Tiềm thức không thuộc phạm trù tư duy lý tính, mà là trung tâm của hoạt động tình cảm. Thói quen này sẽ hủy hoại cuộc đời anh”, lý trí nói như vậy, tiềm thức lại không để ý đến điều đó, tiềm thức “sợ” phải vứt bỏ một thói quen khiến nó có được sự an ủi. Sử dụng lý trí để chống lại tiềm thức thì khó có thể giành được thắng lợi. Bởi vậy, khi phải bỏ đi những thói quen xấu, sức mạnh của ý chí không có hiệu quả bằng sức mạnh của ý nguyện.
3. Tìm thứ thay thế. Bồi dưỡng một thói quen tốt khác, như vậy sẽ dễ dàng hơn để loại bỏ thói quen xấu.
Có hai thói quen tốt đặc biệt có tác dụng trong việc giúp loại bỏ thói quen xấu. Một là áp dụng một chế độ ăn uống có dinh dưỡng và điều độ. Tình cảm không ổn định càng khiến con người ỷ lại vào sự an ủi mà thói quen xấu mang lại, do đó, phòng tránh tình trạng lượng đường trong máu lúc tăng, lúc giảm do thói quen ăn uống không tốt tạo ra cũng có tác dụng giúp ổn định tình cảm. Loại thứ hai là thường xuyên vận động với một mức độ thích hợp. Việc này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn có thể kích thích quá trình sản sinh ra chất moóc phin não - một loại vật chất hóa học kiểu moóc phin tự nhiên trong não.
4. Thực hiện từng phần
Một khi đã quyết định thay đổi thói quen thì phải đặt ra mục tiêu. Phải thực tế, biết tận dụng sức hấp dẫn của mục tiêu. Nếu mục tiêu quá lớn thì phải chia nhỏ ra thành từng phần để dễ thực hiện.
5. Không được nhụt chí
Thành công xứng đáng được khen thưởng nhưng thất bại cũng không cần phải bị trừng phạt. Trong thời gian thay đổi thói quen, nếu xảy ra sai sót thì cũng không nên tự trách mình hay từ bỏ. Một lần mắc lỗi không thể được coi là “chứng nào tật nấy”.
Bill Gates chỉ ra rằng: Con người thường cho rằng nguyện vọng mãnh liệt thay đổi thói quen xấu nếu không thực hiện được thì sẽ trở thành một sức mạnh mang tính hủy hoại. Nhưng trên thực tế, chỉ cần di chuyển sự chú ý - dù chỉ là vài phút -, thì nguyện vọng đó có thể sẽ biến mất và sức mạnh tự kiềm chế cũng vì thế mà tăng lên.
Có thể, việc tránh để lặp lại thói quen cũ còn khó hơn nhiều so với việc từ bỏ nó lúc ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì được hình tượng mới thì sẽ tránh được việc lặp lại thói quen cũ.