10 lời khuyên đắt giá giúp con đường thăng tiến dễ dàng hơn

1. Luôn ăn mặc hoàn hảo
Ăn mặc trang trọng rất cần thiết. Cách ăn mặc lên nhiều điều về thái độ của người đi làm. Bạn sẽ được đánh giá qua trang phục bạn mặc, và trong hầu hết tình huống, ăn mặc trang trọng đồng nghĩa với bạn nghiêm túc trong công việc. Cách ăn mặc còn thể hiện cam kết của bạn trong công việc. Người mặc trang phục sơ sài, thiếu chăm chút luôn bị coi là thiếu tận tâm và không tập trung trong công việc.
2. Chủ động
Bạn nên tham gia nhiều hơn trong bất kỳ khó khăn nào mà đồng nghiệp hoặc cấp trên gặp phải. Bạn nên sẵn sàng để nghị đưa ra bất kỳ sự giúp đỡ hợp lý nào, có thể không nhất thiết phải chia sẻ công việc, và đó là điều làm nên khác biệt giữa một người lãnh đạo với nhân viên thông thường. Người lãnh đạo là một trong những người mong muốn tiến xa hơn phạm vi của mình và giúp đỡ người khác khi họ cần sự giúp đỡ. Người lãnh đạo là người chủ động, và là người giúp giải quyết mọi việc trước những người khác. Bạn nên luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Nhà quản lý cũng quan sát kỹ những người sẵn sàng chủ động và để nghị giúp một tay, vì điều đó giống như bạn không chỉ làm việc cho công ty mà bạn còn thuộc về công ty. Bạn làm việc như thể đây là công ty vĩ đại mà bạn sẵn sàng làm việc cho, và đó là loại người mà sếp muốn đưa vào danh sách quản lý tiểm năng.
3. Hãy luôn luôn chuẩn bị
Bạn có các mô hình và bài giới thiệu sẵn sàng đưa ra trong các cuộc họp nhân viên? Sếp nhìn vào sự say mê của bạn với công việc, và họ sẽ nhận ra điều đó qua trình bày và tài liệu của bạn. Họ sẽ nhìn vào biểu đồ diễn thuyết và các phi chú mà bạn đã sử dụng trong khi trình bày quan điểm, và đánh giá bạn dựa trên những tài liệu đó. Hãy chuẩn bị tốt để gây ấn tượng với sếp.
Một sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tập trung vào chương trình nghị sự của bạn. Nó cũng cho sếp thấy rằng bạn nghiêm túc với công việc, và bạn xem trọng các cuộc họp của công ty. Tránh thể hiện sự bất cẩn tại cuộc họp của công ty. Tránh thể hiện sự bất cẩn tại cuộc họp, với việc không có chuẩn bị gì cả. Một sự chuẩn bị tốt chuyển tải thông điệp tích cực đến người sử dụng lao động, và có thể dẫn đến sự thăng tiến.
4. Có trách nhiệm
Nhân viên giỏi là nhân viên có trách nhiệm. Gánh thêm trách nhiệm nên là điểm mạnh của bạn. Bạn thực hiện trách nhiệm một cách nghiêm túc sau khi được giao. Bạn cũng nên sẵn sàng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn nếu cần thiết.
Khi bạn thất bại trong một nhiệm vụ nào đó, bạn sẽ là người đứng lên nhận lỗi và xin lỗi. Nhà quản lý tối cao luôn tìm kiếm những người như vậy, những người không chỉ sẵn sàng gánh vác trách nhiệm, mà còn sẵn sàng gánh vác hậu quả của sự thất bại hoặc thiếu trách nhiệm của mình.
Chịu trách nhiệm không chỉ là đạo đức nghề nghiệp mà còn là nguyên tắc sống của bạn nếu bạn nhắm tới việc phấn đấu cho sự thành công lớn trong cuộc sống.
5. Đừng bao giờ trì hoãn
Mặc dù giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trong công việc là tốt, bạn nên hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng thời hạn. Hãy đảm bảo rằng trước hết nhiệm vụ của bạn phải được hoàn thành.
Trì hoãn công việc được coi là kém tận tụy, và không tập trung. Có hàng triệu nhân viên cả đời chỉ là lao
động thông thường. Họ chỉ làm những gì cần thiết cho họ. Một số thậm chí đi đến mức độ trì hoãn công việc của họ. Những người này sẽ khó mà duy trì biên chế của họ trong công ty.
6. Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp đúng mực là một công cụ cần thiết cho sự nghiệp thành công. Nếu bạn có thể chuyển tải suy nghĩ và ý kiến của bạn một cách hiệu quả, bạn sẽ nhận được nhiều sự chú ý nhất. Kỹ năng giao tiếp sẽ đưa bạn đến ngồi giữa các sếp và quản lý cấp cao. Bạn sẽ được yêu cầu chia sẻ quan điểm trong các cuộc họp của công ty.
Giao tiếp với một phong cách tốt là đã hoàn thành một nửa công việc. Hãy yêu cầu một cách lịch sự. Phát biểu rõ ràng. Nói năng thân thiện. Chia sẻ ý kiến một cách cẩn thận. Khi bạn đang trong cơn giận dữ, hãy cố gắng nói chậm. Sau khi bạn nói ra, bạn phải giữ cảm xúc ổn định, vì các sếp chi tìm kiếm người giao tiếp hiệu quả và kiểm soát được cảm xúc trong mọi tình huống.
7. Cử xử đúng mực
Nhân viên phải sử dụng khả năng đưa ra quyết định hợp lý của mình để cố gắng cư xử đúng mực. Những nhân viên có trình độ đưa ra các quyết định có tính hợp lý cao được quy hoạch vào vị trí cao hơn trên thang bậc thăng tiến. Trước hết, hãy luôn luôn làm theo các quy tắc và các quy định công ty. Mặc dù vậy, sẽ có những ngày tình huống tỏi tệ phát sinh, hãy luôn thể hiện phong cách phù hợp, và gây ấn tượng với sếp bằng thái độ đúng mực.
Sử dụng tiếng lóng, cười nói lớn tiếng, làm việc riêng hoặc thậm chí ngủ gật trong văn phòng sẽ đưa bạn vào danh sách đen của sếp, do đó làm hỏng cơ hội leo lên bậc thang của sự thành công chuyên nghiệp. Người lao động tìm kiếm sự thăng tiến trong các công ty phải đám bảo rằng họ cư xử đúng đắn chừng mực.
8. Đừng khôn lõi
Có một số nhân viên tỏ ra khôn lõi, họ thể hiện thái độ rằng họ không chỉ khôn ngoan mà còn có thể làm
sai nhưng vẫn thoát. Bạn đừng “khôn ngoan” kiểu đó. Hãy nhớ rằng, sẽ có người mách với sếp. Những hành vi như thế sẽ không bao giờ có lợi. Chơi Facebook ở nơi làm việc và cố gắng giấu khi sếp đi qua là không chuyên nghiệp, và hầu hết các sếp xem những hành vi kiểu này là vi phạm các quy tắc văn phòng. Sếp không bao giờ thích ai thách thức các nguyên tắc của mình, dù là trực tiếp hay gián tiếp.
9. Khen ngợi sếp
Là con người ai cũng rất thích được khen ngợi, đặc biệt là sếp. Nhưng, hãy cần thận với cách nói ra những lời tán tụng.
Khen ngợi trước mặt sếp nghe có vẻ giả tạo và cố ý, do đó, đừng làm vậy trừ khi bạn chân thành. Chọn một thời điểm thích hợp và nói về những đặc điểm tốt của sếp với người nào gần gũi sếp. Một người bạn hoặc một đồng nghiệp thân thiết có thể chuyển lời khen ngợi của bạn đến sếp. Ca ngợi sau lưng sẽ có vẻ tự nhiên.
Sếp có thể bị ấn tượng hơn với những lời khen ngợi sau lưng mà sếp chỉ biết được thông qua một người khác. Ca ngợi phải là chân thành. Tuy nhiên, cách tốt nhất là đừng quá nhiệt tình và khen ngợi sếp những điều mà họ không xứng đáng. Một hành động như vậy sẽ không mang tới điều gì tốt mà chỉ gây ra nhiều tác hại.
10. Học cách nói không
Tất nhiên bạn không nên làm mất lòng sếp, quản lý và các đồng nghiệp, nhưng bạn nên thể hiện sự bất đồng và phát biểu quan điểm một cách khôn ngoan. Một cách nói “không” lịch sự sẽ không gây tổn hại cho mối quan hệ và vị trí trong công ty của bạn. Bất đồng chắc chấn là phải có giữa các đồng nghiệp, nhưng điều quan trọng là cách giải quyết.
Có nhiều cách lịch sự để nói không, nhưng phổ biến nhất là phải xin lỗi trước khi bạn từ chối bất cứ điều
gì, sẽ làm cho người tiếp nhận cảm thấy rằng bạn chân thành. Khi bạn không đồng ý quan điểm của đồng nghiệp, bạn có thể thể hiện sự đánh giá cao quan điểm đó trước khi chia sẻ ý kiến của riêng bạn. Hãy chân thành. Hãy trung thực. Sếp có thể đưa bạn vào vị trí quản lý khi họ muốn một người có quan điểm riêng và dám nói ra.