Những câu hỏi đắt giá dành hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc
1. Mục tiêu cần đạt được trong 6 tháng tới là gì?
Đây cũng là một câu hỏi chỉ ra cho nhà quản lý biết rằng từ lúc khởi đầu bạn đã muốn được làm việc quan trọng nhất.
2. Trách nhiệm hàng ngày của tôi sẽ là gì?
Không có cách nào hay hơn để biết được bạn sẽ phải làm gì. Chú ý xem câu trả lời đã gợi ý khéo cho thấy bạn đã được chấp nhận thế nào.
3. Kế hoạch 5 năm tới của công ty là gì, và bộ phận này liên quan như thế nào đến kế hoạch đó?
Bất cứ câu hỏi nào thể hiện rằng bạn mong muốn làm việc lâu dài đều rất hay. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng, “Người này có ý định làm việc lâu dài đây”.
4. Liệu chúng ta có mở rộng hoặc đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mới nào mà tôi cần biết hay không?
Chú ý sử dụng đại từ “chúng ta”. Đây cũng là một câu hỏi cho phép nhà tuyển dụng thảo luận với bạn về các kế hoạch và viễn cảnh tương lai.
5. Những kỹ năng hay khả năng ông thấy cần thiết để thành công trong công việc này là gì?
Đây cũng là cách để khám phá những mục tiêu hoặc những xung đột tiềm tàng. Bạn không thể đặt ra mục tiêu trừ phi mục tiêu đã rõ ràng.
6. Mục tiêu của bộ phận này là gì? Có liên quan thế nào đến mục tiêu của công ty?
Đây cũng là một cách để có được toàn cảnh xem bộ phận này có liên quan thế nào với công ty.
7. Nếu được tuyển vào vị trí này tôi sẽ phải đối mặt với những thử thách nào?
Hãy chú ý lắng nghe. Nhà tuyển dụng sẽ nói cho bạn biết bạn có thể thất bại ở đâu. Đó có phải là thử thách mà bạn có thể vượt qua và hy vọng thành công hay không? Nếu quá khó thì hãy coi chừng! Bạn đang phải đối mặt với thất bại đấy.
8. Người được tuyển cần có kỹ năng đặc biệt gì để giúp đỡ cho ông?
Câu hỏi này trực tiếp hướng cuộc đối thoại vào những vấn đề mà người quản lý đang gặp khó khăn. Là người có khả năng được tuyển dụng, bạn muốn nhà quản lý nói rằng bạn có thể khiến họ đỡ vất vả hơn vì các kỹ năng của bạn là những gì họ mong muốn.
9. Vấn đề gì khiến ông phải trăn trở suốt đêm?
Đây là một cách để khám phá ra điều nhà quản lý quan tâm. Gợi ý khéo rằng tuyển bạn vào làm sẽ giúp họ giảm chứng mất ngủ.
10. Nhân viên mới sẽ làm được điều gì có ích và gây ngạc nhiên trong 90 ngày đầu tiên?
Cách diễn đạt ở đây là nhằm để người phỏng vấn đưa ra những điều họ mong muốn ở nhân viên mới.
11. Trong công việc này, mối quan tâm lớn nhất hiện giờ của ông là gì?
Chú ý nhấn mạnh từ “của ông”. Đây không phải là mối quan tâm trên cấp độ công ty mà từ góc độ của nhà tuyển dụng. Có thể mối quan tâm của công ty và của nhà quản lý là khác nhau hoặc như nhau. Bạn đáp ứng được mục tiêu của công ty mà không đáp ứng được mục tiêu của nhà tuyển dụng thì cũng chẳng ích gì.
12. Lãnh đạo công ty đánh giá bộ phận này như thế nào?
Câu trả lời sẽ giúp người xin việc nhận thấy tầm quan trọng của bộ phận này đối với cấp trên, bởi vì nếu công ty trải qua một thời kỳ khó khăn về tài chính, bạn muốn biết rằng bộ phận của bạn sẽ không phải là bộ phận đầu tiên bị cắt giảm biên chế của công ty.
13. Ba mục tiêu quan trọng nhất của Công ty là gì?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ mang lại đầu mối quan trọng xem bạn có nên nhận công việc này không, vì bạn sẽ được đánh giá dựa trên đóng góp của bạn cho những mục tiêu này.
14. Theo ông, vị trí này có tác động thế nào đối với việc đạt được những mục tiêu trên?
Câu trả lời sẽ cho thấy tầm quan trọng của công việc này. Nếu về cơ bản câu trả lời là “không có tác động nhiều lắm”, có nghĩa là họ đang cân nhắc để tuyển bạn vào một vị trí không quan trọng.
15. Điều gì thu hút để ông làm việc cho công ty này?
Hãy để nhà quản lý kể chuyện cho bạn nghe. Chú ý lắng nghe những đầu mối tạo nên thành công.
16. Ông thấy thích thú nhất điều gì khi làm việc ở đây?
Góp chuyện tạo nên sự chia sẻ. Đây cũng là một cách để tạo sự gắn kết với người phỏng vấn xung quanh câu chuyện
17. Điểm mạnh và điểm yếu của công ty là gì so với đối thủ cạnh tranh (kể tên một vài công ty)?
Câu hỏi này thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu và bạn nhận thức rất đúng đắn rằng thành công nghĩa là hoạt động tốt hơn đối thủ.
18. Cơ cấu báo cáo ở đây hoạt động thế nào? Phương tiện giao tiếp chủ yếu là gì?
Loạt câu hỏi này tập trung vào văn hóa doanh nghiệp. Cơ cấu báo cáo giữa các cấp có chính thức hay không? Bạn sẽ không mấy vui vẻ khi bạn là người thích được làm việc trong một môi trường công ty cởi mở, phóng khoáng, không câu nệ, trong khi công ty này muốn một cơ cấu khắt khe hơn.
20. Tôi có thể biết về hoạt động một người trước đây làm việc ở vị trí này không hiệu quả lắm được không?
Câu hỏi này tạo cơ hội cho người quản lý nói lên những tiêu chuẩn về thất bại của họ.
20. Từ tất cả những điều tôi thấy, tôi thực sự muốn được làm việc ở đây, và tôi tin là mình sẽ có những đóng góp đáng kể cho công ty. Bước tiếp theo trong quá trình chọn lọc này là gì?
Hãy bày tỏ mong muốn được tiếp tục, đề nghị được nhận công việc, và lập một khung thời gian cho bước tiếp theo.