Cách sơ cứu một số bệnh thông thường trong cuộc sống ai cũng nên biết
Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống, do đó yêu cầu chúng ta phải có kiến thức để biết cách sơ cứu và xử lý kịp thời khi xảy ra. Dưới đây, stthay sẽ mách bạn cách xử lý 6 bệnh rất thường gặp để chủ động hơn và bảo vệ mình tốt hơn.
1. Xử lý khi bị sốt cao
- Cởi bỏ quần áo để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn. Nhét thuốc hạ sốt Paracetamol liều 15mg/kg/lần vào hậu môn.
- Tiếp đó, nhúng khăn vào nước ấm vắt hơi ráo. ...Nên thay khăn ấm mới mỗi 2-3 phút/ lần để thạ sốt nhanh hơn. Ngưng lau mát khi đo nhiệt độ ở nách dưới 38 độ C.
2. Xử lý khi bị chảy máu cam
- Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
- Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.
- Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, nhắc lại các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.
3. Xử lý khi bị say nắng
Ngay lập tức di chuyển người bị sốc nhiệt ra khỏi nguồn nhiệt, chuyển tới nơi bóng râm. Cởi bỏ quần áo dư thừa và làm mát nạn nhân bằng bất kỳ phương tiện nào sẵn có, ví dụ như:
- Đặt người vào bồn nước mát hoặc tắm mát;
- Dùng vòi tưới gần đó xịt nhẹ hoặc vẩy nước lên nạn nhân;
- Lau toàn thân bằng nước mát;
- Bật quạt phun sương và quạt thường để thoáng khí;
- Đặt túi nước đá hoặc khăn ướt mát lên cổ, nách và bẹn của nạn nhân;
- Quấn người bị say nắng bằng khăn thấm nước mát.
Cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của nạn nhân và tiếp tục làm mát cho đến khi thân nhiệt giảm xuống còn dưới 38,3 - 38,8 độ C.
4. Xử lý khi tiêu chảy mất nước
- Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời.
- Bạn hãy uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm…
- Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền tĩnh mạch.
5. Xử lý viêm ruột thừa
- Điều trị viêm ruột thừa thông thường bằng phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhâncó thể được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
6. Xử lý khi bị chuột rút
Khi đột ngột bị chuột rút, bạn có thể tự quản lí cơn chuột rút này.
- Bạn có thể áp dụng biện pháp băng ép nóng hoặc lạnh lên vùng cơ bị đau để giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng bất kì biện pháp nào sau đây: Một chiếc khăn nóng (hoặc lạnh), đá lạnh.
- Kéo dãn cơ bị chuột rút cũng có thể làm giảm cơn đau do co thắt cơ. Ví dụ, nếu bắp chân của bạn bị chuột rút, bạn có thể dùng tay kéo bàn chân của bạn lên cao để kéo dãn bắp chân. Hoặc bạn có thể ngồi lên sàn nhà hoặc một cái ghế với chân bị chuột rút được duỗi thẳng.
- Cố gắng kéo đầu ngón chân về phía đầu trong khi chân của bạn vẫn giữ tư thế thẳng. Điều này cũng giúp giảm chuột rút cho nhóm cơ sau đùi. Đối với nhóm cơ trước đùi, hãy cố gắng gấp gối, kéo bàn chân về phía mông. Có thể ổn định cơ thể bằng cách vịn một tay vào ghế. Nếu vẫn không đỡ thì nên sử dụng thuốc.
Trên đây là một số cách xử lý bệnh thông thường vẫn gặp. Hi vọng, với những kiến thức trên, hi vọng bạn đọc có thể hạn chế được một số bệnh tật thường gặp, giúp cho cuộc sống thêm vui vẻ và hạnh phúc.