Một số yếu tố cần xem xét kĩ trước lời đề nghị làm việc
Nảy sinh nghi ngờ như vậy cũng là điều bình thường, đặc biệt khi bạn biết rằng một nửa hoặc thậm chí hơn một nửa cuộc sống của bạn sẽ thay đổi một khi bạn chấp nhận công việc mới. Quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn dành tám giờ hoặc nhiều hơn ở nơi làm việc ít nhất năm ngày một tuần. Đây không phải chuyện đùa. Vì lý do đó, bạn cần xem xét một số khía cạnh cơ bản nhất của công việc và xem liệu cuối cùng chúng có đáp ứng như cầu, mong muốn của bạn không.
1. Văn hóa công ty - Giá trị, thái độ và mục tiêu
Những kiểu văn hóa nào công ty hướng theo? Họ đánh giá cao khả năng cạnh tranh, hay họ chú trọng sự sáng tạo? Họ theo hướng nhân trị hay chỉ hướng tới kết quả? Tâm nhìn và tuyên bố sứ mệnh của họ là gì? Đây là những điều bạn nên tìm hiểu.
Quan trọng nhất, văn hóa công ty phải phù hợp với tính cách, giá trị và niểm tin của bạn. Hãy tưởng tượng phải làm công việc mà bạn lúc nào cũng cảm thấy bất mãn. Thậm chí cho dù không trở nên kiệt sức, bạn cũng sẽ trở nên thờ ở với những gì công việc hướng tới. Và cuối cùng bạn hoàn toàn coi làm việc đơn giản chỉ là để được trả lương, mà không có bất kỳ cảm giác thuộc về công ty và mọi người ở đó.
Có câu nếu không thể chiến thắng người khác, hãy tham gia cùng họ. Câu ấy không áp dụng được trong bối cảnh này. Nhiều khả năng là nếu bạn mâu thuẫn với phần còn lại của công ty về cách điều hành kinh doanh hoặc đối xử với nhân viên, bạn sẽ không bao giờ tham gia cùng họ. Cá tính, giá trị và niềm tin của bạn ít nhiều là một phần con người bạn, vì vậy tốt nhất hãy tìm một nơi thích hợp.
2. Con người - Sếp và đồng nghiệp
Khi gặp khó khăn, bạn cần sự hỗ trợ từ quan hệ xã hội. Đặc biệt khi khó khăn trong công việc, mạng lưới hỗ trợ từ đồng nghiệp và một vị sếp hiểu biết chắc chắn sẽ làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Tất nhiên, thật khó nhận ra nhân phẩm và tính cách con người chỉ từ một cuộc phỏng vấn, vì vậy đây là lúc bạn phải sáng suốt. Cũng như bạn cố gắng để lại ấn tượng đầu tiên suốt cuộc phỏng vấn, sếp của bạn cũng cố gắng để lại ấn tượng cho bạn vậy. Họ sẽ chuẩn bị đầy đủ để thuyết phục bạn gia nhập vào công ty, vì vậy đó là lúc bạn có thể nhận định kiểu sếp tương lai của mình như thế nào.
Từ người phỏng vấn bạn sẽ tìm ra liệu các đồng nghiệp tương lai có cùng trang lứa với bạn không. Sẽ có nhiều chủ đề phổ biến thú vị suốt những cuộc trò chuyện hằng ngày nếu sự khác biệt tuổi tác không quá lớn. Đây là điều bạn phải xem xét kỹ càng khi cân nhắc liệu bạn có thể gắn bó với họ không.
3. Khối lượng công việc và kì vọng
Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ được giới thiệu sơ qua về phạm vi công việc của mình và những gì bạn được mong đợi thực hiện. Với những gì được “nói thẳng”, tất cả mọi thứ nêu ra rõ ràng cho bạn có lẽ dưới dạng danh sách các nhiệm vụ công việc. Hãy kiểm tra một cách kỹ lưỡng, đặt câu hỏi với người phỏng vấn, trước khi bạn tự hỏi mình liệu bạn có cảm thấy thoải mái với khối lượng công việc đó không.
Điều mà nhiều người dự phỏng vấn xin việc thường không chú ý là những mong đợi “tiểm ẩn” từ công việc. Tất cả chúng ta đều biết rằng đôi khi chúng ta không chỉ đơn giản được thuê để hoàn thành danh sách công việc cơ bản, thỉnh thoảng chúng ta còn có nhiệm vụ bổ sung (hoặc được giao thêm nhiệm vụ mà bạn không muốn làm). Những gì cẩn phải tìm hiểu là bạn sẽ giải quyết được bao nhiêu những việc ngoài lề?
Điều này liên quan rất nhiều với văn hóa của công ty, trong đó công ty mong đợi nhân viên thực hiện bao nhiêu việc ngoài lễ. Thậm chí có thể phải liên quan nhiều tới việc sử dụng những chiêu thức chính trị công sở và những thứ tương tự như vậy, bởi vì có khả năng là mọi người đùn đẩy công việc cho nhau.
Xa hơn nữa, thậm chí chuyện này có thể cản trở sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Nếu mọi người đều được kỳ vọng làm nhiều hơn mức cần thiết, vậy bạn phải làm gì để được chú ý? Ngược lại, nếu bạn không phải gánh thêm những việc khác, bạn sẽ có thể nồi bật nếu nỗ lực hết sức hoàn thành những việc được giao.
4. Thăng tiến và sự ổn định
Như với các quan điểm phía trên, nếu ưu tiên của bạn đặt vào thăng tiến trong sự nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu những điều kiện dẫn đến sự thăng tiến. Nói chung, văn hóa càng cạnh tranh, bạn càng cần phải cố gắng nhiều để tiến lên. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến cân bằng công việc-cuộc sống và thậm chí cả thể chất, tính thần của bạn. Bạn phải xem xét liệu điều kiện thăng tiến khắc nghiệt như vậy có đáng không.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn, một số người có thể thích sự ồn định hơn thăng tiến. Vì vậy, tìm ra cái gì làm cho bạn mệt mỏi hoặc tỷ lệ thành công nghề nghiệp trong tương lai của bạn là rất có ích. Tất nhiên, người phỏng vấn có thể không hoàn toàn trung thực vì muốn tuyển dụng bạn vào đội hình của họ, do vậy lời khuyên cho bạn là hãy tự mình thực hiện một số nghiên cứu. Hãy hỏi dò xung quanh và thu thập thông tin từ những lời đồn.
Thăng tiến hay ốn định, điều đó thực sự tùy thuộc vào bạn. Điều quan trọng nhất là đưa ra lựa chọn dựa trên những gì công ty đề nghị với bạn. Một nhân viên ở vị trí tương tự như bạn có được thăng tiến và họ có thường rời bỏ công việc của mình không?
Thậm chí bạn có thể xem xét bức tranh toàn cảnh và tự hỏi liệu lĩnh vực công việc này tự nó có ổn định hoặc có tiểm năng không.
5. Thù lao và phúc lợi
Tại sao chúng ta làm việc? Bao nhiêu người trong chúng ta có thể nói rằng chúng ta yêu những gì chúng ta làm? Rõ ràng hầu hết chúng ta làm việc là để duy trì cuộc sống của chính mình trước rồi mới có thể nghĩ đến niềm đam mê. Các nhu cầu cơ bản cho sự sống chiếm ưu thế hơn bất cứ điều gì khác. Do đó, liên quan rất nhiều đến vấn đề tiền lương và phúc lợi.
Chắc chắn, chúng ta luôn có thể sống với một khoản lương còm cõi. Nhưng câu hỏi là, bạn có được đến bù xứng đáng? So sánh vị trí của bạn trên thị trường sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Cũng nên nhớ xem xét các quyền lợi của công ty như bảo hiểm, nghỉ ốm, các chương trình đào tạo... Những thứ khác nữa đáng cân nhắc bao gồm mức lương tiếp theo của bạn sẽ tăng nhanh như thế nào. Không có lợi cho bạn về dài hạn nếu lương khởi điểm thì khá cao nhưng sẽ trì trệ trong một thời gian không thay đổi.