Những điều cần lưu ý khi uống nước để đảm bảo cho sức khỏe
1. Không uống nước sôi để nguội lâu ngày
Sau 2 giờ, nước đun sôi dã có vi khuẩn Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, nước đun sôi ở 100 độ đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại; và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn này bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ trong 10 phút hoặc 100 độ trong 5 phút.
Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, ta không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng. Tốt nhât là dùng nước đun sôi để nguội trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.
2. Không uống nước liền sau khi lao động nặng
Lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt, cơ thể thường cảm thấy rất khát nước do trước đó cơ thể đã bài tiết ra một lượng nước lớn qua tuyến mồ hôi. Sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột và dạ dày ở trạng thái co lại. Nếu ngay lúc đó mà đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hóa ngay đưỢc. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến viêc tiêu hóa.
Hơn nữa, tim đã rất vất vả trong khi ta lao động, nếu nạp đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng nước này. Vậy chỉ nên uống từ từ từng lượng nước nhỏ sau khi lao động nặng nhọc.
3. Không nên khát mới uống nước
Không nên để quá khát rồi mới uống nước ừng ực. Vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, các tế bào của cơ thể sẽ tự điều chỉnh được bằng số nước dự trữ trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước thì niêm mạc miệng bị se lại tạo cảm giác khát.
Khi đó, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải tỏa được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ
cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước.
Trong tình huống này, dù uông bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy “đã” khát, lại càng uống nhiều míớc. Trường hợp này cũng có hại cho sức khỏe tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc.
4. Không uống nhiều nước trước và sau khi ăn
Trước và sau khi ăn cũng không nên uống nhiều nước vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
5. Không uống quá nhiều nước trong một ngày
Uống ít nước không tốt nhưng uống quá nhiều nước cũng chưa chắc đã có lợi. Viện Y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày trong khi con số này ở phụ nữ là 2,7 lít tức, tương đương 8 cốc nước.
Tuy nhiên con số này không chỉ đến từ lượng nước uống trong ngày mà còn bao gồm nước từ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống bạn nạp vào cơ thể. Đừng tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu mà ra ngoài.
Do đó, bạn có thể áp dụng công thức sau để tính lượng nước lọc mình cần uống mỗi ngày: Chúng ta cần uống 0,4 lít/ 10 kg cân nặng/ 1 ngày. Nghĩa là một người nặng khoảng 45 kg thì cần uống mỗi ngày khoảng 1,8 lít, người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước.
6. Không sử dụng đồ uống có ga thay thế cho nước lọc
Các loại đồ uống có ga gần như không có tác dụng trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể. Trái lại, uống nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng thâm “khô quắt”, mất nước hơn.
Thêm đó, loại thức uống này có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe, chúng khiến bạn hồi hộp, tim đập nhanh hơn và cũng có thể khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi.
7. Không uống nước khi ăn
Uống nước khi ăn khiến hệ tiêu hóa sẽ bị "đe dọa", nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
8. Không uống nước quá lạnh
Việc uống nước quá lạnh sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.
Lời kết: Hơn 70% cơ thể con người là nước – vì vậy việc duy trì và điều hòa lượng nước trong cơ thể sao cho hợp lý là rất quan trọng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý uống nước đúng cách theo sự hướng dẫn ở trên để cơ thể luôn mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng.