Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.

Bài thơ thể hiện niềm mến yêu, sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với người lên đường đi xa vì nghĩa lớn

    I. Mở bài.

    - Tác giả.

       Thâm Tâm (1917-1950) là bút danh của Nguyễn Tuấn Trình, quê tại Hải Dương. Sống và viết văn tại Hà Nội. Giá trị nhất của Thâm Tâm là thơ. Tên tuổi Thâm Tâm gắn liền với bài "Tống biệt hành". Có nhà phê bình thơ đã xếp “Tống biệt hành" là một trong mười bài thơ hay nhất của "Thơ mới" Việt Nam (1932-1941). Giọng thơ cứng cáp, phảng phất hơi thơ cổ, tuy vẫn đượm chút "bâng khuâng khó hiểu của thời đại" (Hoài Thanh). Kháng chiến bùng nổ. Thâm Tâm làm công tác văn nghệ trong quân đội, ốm chết năm 1950. "Mưa đường số 5" là bài thơ hay nhất của ông viết trong kháng chiến chống Pháp.

    -  Xuất xứ, chủ đề.

       Thâm Tâm viết "Tống biệt hành" vào năm 1940.

       Bài thơ thể hiện niềm mến yêu, sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với người lên đường đi xa vì nghĩa lớn.

    II. Thân bài

    -  Nhan đề bài thơ: "Tống biệt hành" là bài hành đưa tiễn người đi xa.

       Cảnh đưa tiễn diễn ra vào một buổi chiều, không hề có bến đò, dòng sông, không diễn ra trong khoảnh khắc hoàng hôn mà vẫn buồn. Câu 2 và câu 4 là câu hỏi tu từ, người đưa tiễn tự hỏi. Nhiều băn khoăn, ngạc nhiên. Lấy ngoại cảnh (sông, hoàng hôn) để diễn tả tâm cảnh xao xuyến, những rung động buồn, lo... đang dâng lên trong lòng. Có câu thơ toàn thanh bằng gợi tả nỗi niềm mênh mang. Các từ ngữ hô ứng cũng tạo nên âm điệu buồn thương khó tả: "Đưa người... không đưa...", "sao có...", "không thắm, không vàng vọt... sao đầy...". Hay ở cách nói biểu cảm tinh tế, hay ở giọng điệu, cấu trúc song hành câu thơ:

          "Đưa người, ta không đưa qua sông,

    Sao có tiếng sóng ở trong lòng

                   Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

                Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?".

    - Hình ảnh li khách.

       Ôm chí lớn với quyết tâm lên đường. Li khách: khách ra đi; người đi xa. Cách gọi trang trọng, cảm phục. Điệp lại hai lần "Li khách!", cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ, nhịp thơ 2-2-3 vang lên âm điệu trầm hùng của một hành khúc, một tráng ca:

              "Li khách! Li khách! con đường nhỏ

          Chí nhớn chưa về bàn tay không,

    Thì không bao giờ nói trở lại!

              Ba năm mẹ già cũng đừng mong".

       Các từ phủ định: "Chưa về", "không bao giờ", "đừng mong" thể hiện một ý chí sắt đá, một quyết tâm không gì lay chuyển nổi, về phương diện tình cảm, li khách là một đứa con, một đứa em, một người anh. Có mẹ già, có hai chị như sen mùa hạ (đẹp) "Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”. "Có em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc - Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay". Rất nhân tình, rất người nên li khách vẫn mang một nỗi buồn riêng khó giấu kín:

          "Ta biết người buồn chiều hôm trước,... "

    "Ta biết người buồn sáng hôm nay... "

       Ví "Một chị, hai chị cũng như sen" đã là nay. Hình ảnh em nhỏ "ngây thơ đôi mắt biếc - Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay" kết hợp với ba vần thơ (vần lưng): "biếc - tiếc - chiếc" lại càng hay, gợi tả nhiều vương vấn trong lòng kẻ ở lại và người ra đi.

       Bốn câu cuối có nhiều cách hiểu khác nhau. Cách diễn tả trùng điệp. Giây phút li khách lên đường đã diễn ra. Vượt lên trên thói nữ nhi thường tình, li khách đã ra đi vì một nghĩa lớn, một chí lớn, đặt nghĩa lớn trên mọi tình cảm gia đình. Vần thơ đầy ấn tượng, dư ba:

            "Người đi? ừ nhỉ người đi thực!

       Mẹ thà coi như chiếc lá bay

    Chị thà coi như là hạt bụi

            Em thì coi như như rượu say".

        Giây phút giã biệt tuy buồn, điều đó càng làm nổi bật lí tưởng và quyết tâm lên đường "Một giã gia đình, một dửng dưng” của li khách.

    III- Kết luận.

       Sử dụng tài tình một điển cố để ca ngợi li khách ôm chí lớn lên đường. Năm 1940 ở nước ta, hình ảnh li khách trong bài thơ đầy ngưỡng mộ. Đẹp như một tráng sĩ với thanh gươm nghìn cân lên đường. "Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ gân guốc rắn rỏi". "Tống biệt hành" như một hành khúc giục giã lên đường. Mọi cuộc lên đường vì nghĩa lớn xưa và nay đều đẹp và đều được ngưỡng mộ.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm