Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến).

Ngày 12 - 12 - 1931, bọn thực dân tiến hành đợt hai của kế hoạch bắt tù nhân lên Đắc Pao làm đường. ..

    Đề bài

    Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến).

    Lời giải chi tiết

       Ngày 12 - 12 - 1931, bọn thực dân tiến hành đợt hai của kế hoạch bắt tù nhân lên Đắc Pao làm đường. Tên đội Mu-léc đem sổ vào kêu mọi người đi làm, trừ 40 người có tên ở lại. Anh em hiểu ý ngay ý đồ thâm độc của bọn thực dân nên đồng thanh la hét nhất định không đi. Người đứng đầu đối đáp với Mu-léc là Nguyễn Lung, số hiệu 299. Mu-léc ra về báo tin cho công sứ và giám binh. Lát sau lính tráng rầm rộ kéo đến. Anh em sắp hàng đứng trước cửa lao hô to khẩu hiệu phản đối đi.

       Đắc Pếch - Người đứng đầu hàng là Trương Quang Trọng, số hiệu 303. Khi tên đội Mu-léc hỏi số tù 299, Trương Quang Trọng nhận ngay và chết thay cho bạn. Cái chết của Trương Quang Trọng đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người tiếp tục cuộc đấu tranh, dù bị kẻ thù đàn áp rất dã man.

       Gây ấn tượng mạnh trong đoạn trích là cuộc đối đầu nảy lửa giữa Trương Quang Trọng và Mu-léc. Mu-léc là một tên thực dân cáo già hết sức tàn ác. Hắn để ý đến Nguyễn Lung vì thấy anh là người hăng hái đối đáp, hô to khẩu hiệu, cổ vũ tù nhân kiên cường tranh đấu. Mu-léc quyết diệt bằng được Nguyễn Lung mà hắn cho là kẻ chủ trì cuộc phản đối. Vì thế khi quay lại nhà ngục lần thứ hai, Mu-léc tìm ngay “thằng 299” (số tù của Lung). Người đứng ngay hàng đầu nhận số tù ấy lại chính là Trương Quang Trọng. Anh hiểu rõ người cần hơn cả cho anh em bây giờ, người có khả năng tập hợp, động viên anh em quyết, tâm chiến đấu đến cùng là Nguyễn Lung. Chính vì thế trong cuộc đối đầu với Mu-léc, Trương Quang Trọng đã nhận mình là số tù 299 để chết thay cho bạn. Với sự gan dạ, can đảm, không sợ hi sinh như thế, trong cuộc đối đầu này, Trương Quang Trọng đã là người anh hùng chiến thắng.

       Tiêu biểu cho văn bản Cuộc đấu tranh lưu huyết 12 -12 - 1931 là một đoạn văn rất ngắn: “Khi Trọng ngã, anh em ở sau tiến lên, vừa tiến vừa hô khẩu hiệu phản đối, một tiếng súng thứ hai vừa ra, người thứ hai ngã, người sau lại tiến lên, hô to mấy khẩu hiệu, dũng cảm đương đầu với súng đạn”.

       Tên đội Mu-léc tưởng rằng giết chết được “thằng 299” (người mà hắn cho là kể chủ trì cuộc phản đối) thì sẽ đè bẹp được tinh thần phản kháng của tù nhân, dễ dàng lừa họ lên xe, chở thẳng đi Đắc Pao. Nhưng hắn không thể ngờ người nhận ngay số tù ấy và cùng nhận lấy cái chết mà không hề do dự là Trương Quang Trọng. Hắn càng không thể ngờ cái chết của Trọng không hề làm cho tù nhân run sợ, khiếp đảm, trái lại, họ càng thêm căm thù bọn giặc dã man, càng quyết tâm noi gương Trương Quang Trọng chiến đấu đến cùng, không sợ hi sinh. Đấy chính là phản ứng dây chuyền hết sức dữ dội. Sự hi sinh của người này tiếp thêm sức mạnh cho người kia, người trước ngã người sau tiến lên “vừa tiến vừa hô khẩu hiệu phản đối... người thứ hai ngã, người sau lại tiến lên...” Chỉ qua một đoạn văn rất ngắn (một câu văn) người ta đã thấy rõ bản lĩnh kiên cường, tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng, chính tinh thần thép ấy là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

       Đọc đoạn trích (Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12 -12 – 1931) làm ta có cảm giác đằng sau mỗi dòng chữ luôn hiện lên ánh mắt của tác giả Lê Văn Hiến, người chứng kiến nhưng cũng là người trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh đó. Đấy là ánh mắt uất hận, căm hờn khi chứng kiến bọn thực dân đàn áp rất dã man những người tù ốm yếu, tay không vũ khí, là ánh mắt khinh bỉ, coi thường khi thấy sự hèn nhát của chúng được che dậy bằng vẻ ngoài hùng hổ. Đấy còn là ánh mắt của những người cùng chung một chiến hào tranh đấu, ánh mắt xót xa, thương cảm khi thấy đồng đội bị bọn giặc dê hèn sát hại, ánh mắt cảm phục, tự hào khi thấy đồng đội người trước ngà người sau tiến lên dũng cảm đương đầu với súng đạn, cho kẻ thù biết rõ thế nào là sức mạnh ý chí kiên cường, không sợ hi sinh của những người cách mạng, một sức mạnh khiến kẻ thù phải khiếp sợ.

    (Theo Đoàn Đức Phương)

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm