Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm.

Bài hành này của Thâm Tâm viết theo thể thất ngôn vừa kế thừa vừa cách tân, mang một nội dung khá mới và một vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc. Một âm điệu mênh mang bao trùm toàn bài hành.


      "Đưa người ta không đưa qua sông,

    Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?

                Bóng chiều không thấm, không vàng vọt

                Sao đầy hoàng hôn trong mất trong ?"...

       Thâm Tâm (1917-1950) là một trong những gương mặt thi ca tiểu biểu thời "tiền chiến". Ông xuất hiện trong "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh với một bài thơ, bài "Tống biệt hành". Nó như tấm đá hoa cương khắc tên nhà thơ, làm vẻ vang một đời thi sĩ bất tử với năm tháng. Trong cuốn "Thơ với lời bình", Vũ Quần Phương viết: “Nếu chọn mười bài thơ hay của giai đoạn Thơ mới chắc chắn có "Tống biệt hành”

       Thâm Tâm chỉ để lại khoảng 20 bài thơ. Bài "Tống biệt hành" được ông viết năm 1940. Bài thơ viết về một cuộc tống biệt, về nỗi lòng kẻ ở người đi trong cuộc tống biệt ấy. "Tống biệt hành" là bài hành nói về cuộc đưa tiễn, tống tiễn người đi xa. Thơ cổ, nhất là Đường thi nói về đề tài tống biệt khá nhiều. Các nhà thơ Việt Nam... cũng có một số bài "hành" nổi tiếng nói về những cuộc li biệt, tống biệt.

       Bài hành này của Thâm Tâm viết theo thể thất ngôn vừa kế thừa vừa cách tân, mang một nội dung khá mới và một vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc. Một âm điệu mênh mang bao trùm toàn bài hành. Trong nhận xét và bình bài “Tống biệt hành”, nhà văn Hoài Thanh viết: "Nó đã làm sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ... nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại".

       Người đi xa được nói đến trong bài thơ là một "li khách", gạt bỏ thói nhi nữ thường tình, ôm chí lớn lên đường. Bài thơ đã thể hiện lòng mến yêu, sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với người lên đường đi xa vì nghĩa lớn.

       Bốn câu thơ đầu diễn tả tâm trạng xao xuyến của lòng người - kẻ ở người đi trong cảnh tống biệt:

    "Đưa người ta không đưa qua sông,

    Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?

    Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?"

       Về câu trúc, về thanh điệu, giọng thơ, hình ảnh... của bốn câu thơ này rất đặc biệt, đầy ấn tượng. Câu 2 và câu 4 là hai câu hỏi tu từ, song hành và hô ứng nhau: "Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?" và "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?". Câu thơ thứ nhất toàn thanh bằng gợi lên cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, nao nao buồn: "Đưa người ta không đưa qua sông". Nhà thơ như đang tự nói với lòng mình. Nhân vật trữ tình như có một sự phân thân mang tính lưỡng ngôn, tâm tình. Câu thứ hai bỗng nổi lên 4 thanh trắc tưởng như có âm vang lớp lớp sóng vỗ trong lòng người đưa tiễn: "Sao có tiếng sóng ở trong lòng”.

       Bến đò, dòng sông và chiều tà, hoàng hôn được các thi nhân sử dụng như là một biểu tượng, một chứng nhân về nỗi buồn li biệt, và đã viết nên những vần thơ tuyệt bút về tình bạn thủy chung ở đời:

    "Cô phàm viễn ảnh bích không tận

       Duy kiến Trường giang thiên tế lưu"

    (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

    "Nước sông trắng, mây vàng tuôn,

     Kẻ đi người ở, cơn buồn bên sông”

    (Thơ Đỗ Phủ - Tản Đà dịch)

    "Đình hôm tiếng sáo não nùng,

          Anh đi bến Sở, tôi trông đường Tần"

    (Thơ Trịnh Cốc - Ngô Tất Tố dịch)

       Trong bài “Tống biệt hành" của Thâm Tâm, cuộc sống biệt được nhắc đến không diễn ra trên một bến đò, dòng sông nào, thế mà vẫn có "tiếng sóng ở trong lòng", chẳng đưa liễn vào hoàng hôn mà vẫn "đầy hoàng hôn trong mắt trong ?".

       Nỗi buồn li biệt như được nhân lên trong chiều sâu của lòng người, tỏa rộng vô hạn trong không gian và '-hời gian. Những con sóng của tình lưu luyến, nhớ thương như dâng lên, vỗ vào lòng người đi xa, kẻ ở lại. Và ở cặp mắt xanh trong của li khách như chứa "đầy hoàng hôn", vương vấn nhiều man mác nhớ thương.

       Hai câu thơ trên liên kết với 2 chữ  "li khách" trong khổ thơ tiếp theo làm ta liên tưởng đến người đi xa tuy không qua sông Dịch Thủy như Kinh Kha thuở nào, chẳng hề có thái tử Đan đưa tiễn, nhưng với hình ảnh "tiếng sóng ở trong lòng", ta vẫn cảm thấy hơi lạnh của gió sóng, vần thơ tràn ngập một nỗi buồn mênh mang, liên hồi, vô tận. Những lớp sóng cứ dâng lên, vỗ mãi trong lòng kẻ đưa tiễn người thân đi xa.

       Câu thơ mang ý vị cổ kính, bi tráng và kín đáo vì đã sử dụng một điển tích. Cách diễn đạt, cách nói rất mới, đúng là thơ lãng mạn thời "tiền chiến". Mới ở cách đặt cân hỏi và mới ở "tiếng sóng ở trong lòng". Tiếng sóng ấy chính là tâm trạng của người đưa tiễn:

    "Đưa người ta không đưa qua sông

    Sao có tiếng sóng ở trong lòng?"

       Hai câu 3, 4 nói lên nỗi lòng của người đi xa. Mặc đầu li khách lên đường với một quyết tâm phi thường "Chí lớn chưa về bàn tay không", và "Ba năm mẹ già cũng đừng mong", tuy mọi thương nhớ,... được nén lại, được giấu kín ở trong lòng, nhưng vẫn hé lộ trong ánh mắt trong:

        "Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

     Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?"

       Thơ cổ thường lấy ngoại cảnh để biểu hiện tâm trạng bằng những ước lệ. Thâm Tâm cũng mượn ngoại cảnh và dùng ước lệ nhưng có thêm chi tiết về thời gian, lấy thời gian để hiểu đạt tâm tình: "Bóng chiều không thắm, không vàng vọt". Nơi đưa tiễn chẳng có bến đò dòng sông, lúc chia li chẳng phải ngày tàn, chỉ diễn ra ở một nơi bình thường, vào một buổi chiều bình thường như bao buổi chiều khác, bầu trời "không thắm, không vàng vọt", nhưng kẻ sắp đi xa lại "đầy hoàng hôn trong mắt trong". Màu hoàng hôn chứa đầy trong mắt trong là màu sắc tâm tưởng, màu biệt li: buồn và lo. Đi vì nghĩa lớn: một đi quyết không trở về (bàn tay không). Một gia cảnh trĩu lòng: mẹ già, hai chị và "em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc". Người ra đi tất phải buồn lo và thương nhớ, lưu luyến. Li khách đâu phải là gỗ đá. Nhưng cũng không phải là kẻ tầm thường, đã ôm chí lớn và quyết tâm lên đường. Chữ "đầy" gợi tả chiều sâu, bể rộng, chiều dài của nỗi buồn dâng lên trong lòng li khách. Hai chữ "trong" đồng âm mà dị nghĩa. Chữ "trong" đứng trước chỉ sự chứa đựng, chữ "trong" cuối cầu tả ánh mắt của khách lên đường, một tráng sĩ với phong độ trẻ trung, với nhiều khát vọng bay cao, bay xa, một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển được!

       Câu thơ "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" cho thấy ngòi bút của Thâm Tâm rất tinh tế trong biểu hiện cảm xúc và tâm trạng của “ li khách". Trong hai khổ thơ tiếp theo, tác giả nói rõ nỗi lòng “li khách":

    "Ta biết người buồn chiều hôm trước"...

    "Ta biết người buồn sáng hôm nay"...

       Những câu thơ ấy đã tạo nên tính hệ thống của ngôn ngữ thi ca. Và đó là một trong những yếu tố, tính chất làm nên vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương, đưa thi phẩm "Tống biệt hành" lên hàng tuyệt bút trong nền "Thơ mới" (1932-1941).

       Cuộc biệt li được nói đến trong khổ thơ này thấm đượm một không khí buồn. Người đưa tiễn man mác. Khách đi xa thì nén lại, giấu kín vào đáy lòng bao nỗi buồn lo và thương nhớ trước lúc giã biệt gia đình và bạn bè, nhưng ánh mắt vẫn nhiều buồn thương "đầy hoàng hôn trong mắt trong". Chất nhân tình được nói lên một cách rất chân thực và rất thơ. Người đi xa có thể vì nghĩa lớn..., vì thế hình ảnh "li khách" trong bài thơ đã để lại trong lòng ta nhiều ngưỡng mộ.

       Nỗi buồn của người đưa tiễn và "li khách" là nỗi buồn lành mạnh và rất chính đáng của con người. Có nỗi buồn ấy, trái tim ấy mới có lẽ sống đẹp, quyết tâm lên đường vì nghĩa lớn. Để diễn tả không khí đưa tiễn, thể hiện tâm trạng của "ta" và của "người", Thâm Tâm đã lựa chọn ngôn từ, sáng tạo hình ảnh rất thần tình. Đặc biệt đã tạo nên một không khí thiêng liêng, cổ kính, bi tráng để lại nhiều ám ảnh trong lòng người. Nhạc điệu chơi vơi, mênh mang, lan tỏa. Câu thơ đầy âm ba, dư vị, vần thơ phong phú, có cả vần chân phối hợp với vần lưng "không - sông - trong - lòng - không - không - trong - trong". Các phụ âm vang diễn tả sự xao xuyến, vương vấn. Các câu hỏi tu từ, những điệp từ, điệp cú, song hành hô ứng (sao có tiếng sóng... sao đầy hoàng hôn...) đã làm cho khổ thơ phong phú về chất thơ và nhạc điệu, cảm xúc và hình tượng cả ở tâm trạng và ngoại cảnh.

       Có thể nói, đây là một đoạn thơ hay và rất độc đáo về chất thơ và hồn thơ của Thâm Tâm. "Tống biệt hành" là "một bài ca không bao giờ quên"...

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm