Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 7 – Chương 1 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 7 – Chương 1 – Hóa học 9

    Đề bài

    I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

    Câu 1: Người ta có thể phân biệt 2 dung dịch Ca(OH)2 và NaOH bằng cách dùng:

    A. Khí CO2                             

    B. Khí CO

    C. quỳ tím                              

    D. phenolphtalein.

    Câu 2: Chỉ dùng các chất Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2, Na, H2O để điều chế trực tiếp NaOH. Số phương trình hóa học (kể cả phương trình điện phân) sẽ là:

    A.2                                          B.3

    C.4                                          D.5.

    Câu 3: Cho biết độ pH của một số dung dịch như sau:

    Dung dịch

    I

    II

    III

    IV

    pH

    12

    3

    1

    9

    Các dung dịch bazo là:

    A.I, II.                                     B.II, IV.

    C.I, IV.                                     D. II, III.

    Câu 4: Để nhận ra 2 chất rắn, màu trắng là KOH, BaO đựng riêng trong 2 bình, người ta phải dùng:

    A.Dung dịch phenolphtalein.

    B.phương pháp nhiệt phân.

    C.nước và CO2

    D.quỳ tím ướt.

    Câu 5: Để điều chế trực tiếp CuCl2 bằng phản ứng tổng quát nào sau đây là đúng (X: đúng, O: không đúng)?

     

    Axit + bazo

    Axit + oxit

    Axit + kim loại

    Axit + muối

    Muối + muối

    Kim loại + phi kim

    A

    X

    X

    X

    O

    O

    X

    B

    O

    O

    X

    X

    O

    O

    C

    O

    O

    O

    X

    X

    X

    D

    X

    X

    O

    X

    X

    X

    Câu 6: Để chứng minh trong thành phần muối đồng (II) sunfat có nguyên tố đồng và góc sunfat người ta có thể dùng:

    A.dung dịch NaOH

    B.dung dịch BaCl2

    C.kẽm và dung dịch BaCl2.

    D.sắt.

    Câu 7: Hãy chọn sơ đồ phản ứng thích hợp:

    \(A.Fe{{S}_{2}}\xrightarrow{+{{O}_{2}}}S{{O}_{2}}\xrightarrow{(+{{O}_{2}},xt,{{t}^{0}})}S{{O}_{3}}\xrightarrow{(+{{H}_{2}}O)}{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\)

    \(B.Fe{{S}_{2}}\xrightarrow{(+{{O}_{2}},{{t}^{0}})}S{{O}_{2}}\xrightarrow{(+{{H}_{2}}O)}{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\xrightarrow{(+Ba{{(OH)}_{2}})}BaS{{O}_{4}}\)

    \(C.Fe{{S}_{2}}\xrightarrow{(+{{O}_{2}},{{t}^{0}})}S{{O}_{2}}\xrightarrow{(+{{O}_{2}},xt,{{t}^{0}})}S{{O}_{3}}\xrightarrow{(+{{H}_{2}}O)}{{H}_{2}}S{{O}_{3}}\)

    \(D.Fe{{S}_{2}}\xrightarrow{(+{{O}_{2}},{{t}^{0}})}F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\xrightarrow{(+ddHCl)}FeC{{l}_{3}}\xrightarrow{(+NaOH)}Fe{{(OH)}_{2}}\)

    Câu 8: Số chất khí tạo ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với các chất: NaHCO3, Na2CO3, Zn, Ba(OH)2, Na2SO3, Cu là:

    A.2                                          B.3

    C.5                                          D.2

    II.Tự luận (6 điểm)

    Câu 9 (2 điểm):Viết các phương trình hóa học điều chế H2 từ Zn, dung dịch H2SO4, dung dịch HCl.Nếu dùng H2SO4 và HCl cùng số mol thì lượng khí H2 sinh ra trong trường hợp nào nhiều hơn?

    Câu 10 (2 điểm): Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn màu trắng: NaHCO3, K2CO3, CaCO3. Hãy trình bày cách tìm ra NaHCO3.

    Viết phương trình hóa học. Giải thích hiện tượng (nếu có).

    Câu 11 (2 điểm): Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4, tạo ra 4,9 gam các muối sunfat. Tính khối lượng mỗi hidroxit trong hỗn hợp ban đầu. (Cho Na = 23, K = 39,5, S = 32, O = 16).

    Lời giải chi tiết

    1.Đáp án

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Đáp án

    A

    B

    C

    C

    D

    C

    A

    B

    2.Lời giải

    I.Trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

    Câu 1: (A)

    Dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa với CO2 còn dung dịch NaOH thì không.

    \(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O.\)

    Câu 2: (B)

    \(\eqalign{  & N{a_2}C{O_3} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O  \cr  & 2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow   \cr  & 2NaCl + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow  + C{l_2} \uparrow . \cr} \)

    Câu 3: (C)

    Các dung dịch bazo luôn có pH > 7.

    Câu 4: (C)

    \(\eqalign{  & BaO + {H_2}O \to Ba{(OH)_2}  \cr  & Ba{(OH)_2} + C{O_2} \to BaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O. \cr} \)

    KOH tan trong nước nhưng tạo kết tủa với CO2.

    Câu 5: (D)

    Phương trình hóa học:

    Axit + bazo.

    Ví dụ: 2HCl + Cu(OH)2 \(\to\) CuCl2 + 2H2O.

    Axit + oxit.

    Ví dụ: 2HCl + CuO \(\to\) CuCl2 + H2O

    Axit + muối.

    Ví dụ: \(2HCl + CuC{O_3} \to CuC{l_2} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O.\)

    Muối + muối.

    Ví dụ: \(BaC{l_2} + CuS{O_4} \to CuC{l_2} + BaS{O_4} \downarrow .\)

    Kim loại + phi kim.

    Ví dụ: \(C{l_2} + Cu \to CuC{l_2}({t^0})\)

    Câu 6: (C)

    Cho kẽm và dung dịch nếu thấy có Cu (màu đỏ) bám vào thanh kẽm là có thể kết luận dung dịch có muối đồng (II). Cũng cho BaCl2 vào dung dịch ban đầu đó, nếu có kết tủa trắng là có thể kết luận dung dịch có muối sunfat.

    Phương trình hóa học:

    \(\eqalign{  & Zn + CuS{O_4} \to Cu + ZnS{O_4}  \cr  & BaC{l_2} + CuS{O_4} \to CuC{l_2} + BaS{O_4} \downarrow . \cr} \)

    Câu 7: (A)

    \(\eqalign{  & 4Fe{S_2} + 11{O_2} \to 8S{O_2} + 2F{e_2}{O_3}({t^0})  \cr  & 2S{O_2} + {O_2} \to 2S{O_3}(xt,{t^0})  \cr  & S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}. \cr} \)

    Câu 8: (B)

    \(\eqalign{  & {H_2}S{O_4} + 2NaHC{O_3} \to N{a_2}S{O_4} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O  \cr  & {H_2}S{O_4} + N{a_2}C{O_3} \to N{a_2}S{O_4} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O  \cr  & {H_2}S{O_4} + Zn \to ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow   \cr  & {H_2}S{O_4} + N{a_2}S{O_3} \to N{a_2}S{O_4} + S{O_2} \uparrow  + {H_2}O \cr} \)

    II.Tự luận (6 điểm)

    Câu 9:

    \(\eqalign{  & {H_2}S{O_4} + Zn \to ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow   \cr  & 2HCl + Zn \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow . \cr} \)

    Theo hai phương trình thì dùng H2SO4 tạo ra khí H2 nhiều hơn dùng HCl.

    Câu 10:

    Hòa tan mẫu thử của từng chất vào nước. Chất không tan là CaCO3, dung dịch tạo ra cho tác dụng với CaCl2 chất không tạo kết tủa là NaHCO3, K2CO3 tạo ra dung dịch tác dụng với CaCl2 tạo kết tủa.

    Phương trình hóa học:

    \({K_2}C{O_3} + CaC{l_2} \to CaC{O_3} + 2KCl\)

    Câu 11:

    \(\eqalign{  & 2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O  \cr  & 2KOH + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + 2{H_2}O. \cr} \)

    Gọi số mol của NaOH và KOH lần lượt là x và y, ta có:

    \(\eqalign{  & 40x + 56y = 3,04(1)  \cr  & 142.{x \over 2} + 174.{y \over 2} = 4,9(2) \cr} \)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có:

    x = 0,02 mol

    y = 0,04 mol.

    Vậy khối lượng NaOH = 0,02.40 = 0,8 gam.

    Khối lượng của KOH = 0,04.56 = 2,24 gam.

    Xemloigiai.com

    SGK Hóa lớp 9

    Giải bài tập hóa học lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 9 giúp để học tốt hóa học 9

    CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

    Đề thi giữa học kì - Hóa học 9

    CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

    CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

    CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật