Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Vật lí 9

Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Vật lí 9

    Đề bài

    A.TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Câu phát biểu dưới đây phát biểu nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chay qua 1 dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

    Cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn:

    A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó

    B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó

    C. có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó

    D. luôn bằng 1 nửa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó

    Câu 2. Có 2 điện trở R1 và R2 (với R1 = R2 =r).Gọi Rnt và Rss lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng

    A. Rnt = 2.Rss         B. Rnt =4. Rss

    C. Rss =2 Rnt          D. Rss =4 Rnt

    Câu 3. Hai đay nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω  và 6 Ω dây thử 1 dài 15m. chiều dài của dây thư 2 là bao nhiêu?

    A. 16m           B .17m

    C. 18m           D. 20m

    Câu 4. Công thức nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn (l), tiết diện dây dẫn(S), điện trở suất vật liệu làm dây(\(\rho\)) là đúng ?

    \(\eqalign{
    & A.\,\,R = \rho {S \over l} \cr
    & B.\,\,R = \rho {l \over S} \cr
    & C.\,\,R = S{{{\rho ^2}} \over l} \cr
    & D.\,\,R = \rho {{{S^2}} \over l} \cr} \)

    Câu 5. Một đoạn mạch gồm 2  điện trở R1=10Ω và R=20 Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là

    A. I = 0,2A                            B. I = 0,3A

    C. .I = 0,4A                           D. I = 0,6A

    Câu 6. Một bóng đèn có ghi 12V-6W mắc vào nguần điện 12V. điện trở của bóng đèn là

    A. 12Ω                                   B. 36Ω

    C. 48Ω                                   D. 24Ω

    Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ:

     

    R1=R2=2R3 vôn kế V chỉ 12 V , A chỉ 2A

    Hiệu điện thế hai đầu mạch là:

    A. U=15V                   B. U=18V

    C. U=20V                   D. U=24V

    Câu 8: Bóng đèn bị đứt dây tóc cần phải thay bóng đèn khác. Biện pháp nào sau đây đảm bảo an toàn điện.

    A. Nếu đèn dùng phích cắm thì phải rút phích cắm trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác

    B. Nếu đèn không dùng phích cắm thì phải ngắt công tắc, tháo cầu trì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác

    C. Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (đứng trên ghế nhựa hay bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác

    D. Các phương án A,B,C đều đảm bảo an toàn điện

    Câu 9: Nếu đồng thời tăng điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng lên như thế nào ?

    A. 4 lần                  B. 8 lần

    C. 12 lần                D. 16 lần

    B.TỰ LUẬN

    Câu 10. Có 2 điện trở R1 và R2 được mắc vào giữa hai điểm A và B. Khi chúng được mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của mạch là 9Ω. Khi chúng được mắc song song thì điện trở của mạch là 2 Ω. Tính điện trở R1 và R2?

    Câu 11. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. theo cách mắc đó, hãy tính :

    a) Điện trở tương đương của đoạn mạch

    b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

    c) Nhiệt lượng tỏa ra đoạn mạch trong thời gian 10 phút

    Lời giải chi tiết

    1. B

    2. B

    3. C

    4. B

    5. C

    6. D

    7. C

    8. D

    9. D

     

    Câu 1 : Chọn B

    Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn: Cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

    Câu 2 : Chọn B

    Với R1 = R2 = r \(\Rightarrow\) Rnt = R1 + R2 = 2r

     \({R_{ss}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}} }{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{r.r} }{ {2r}} = \dfrac{r }{ 2}\)

    Từ đó ta thấy Rnt = 4Rss

    Câu 3 : Chọn C

    Điện trở tỉ lệ với chiều dài nên:

    \(\dfrac{5}{6} = \dfrac{{15}}{{{l_2}}} \Rightarrow {l_2} = 15.\dfrac{6}{5} = 18\,\,m\)

    Câu 4 : Chọn B

    Công thức điện trở của dây dẫn là \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

    Câu 5 : Chọn C

    Điện trở Rnt = R1+R=10+20 = 30Ω

    Cường độ dòng điện:

    \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{30}} = 0,4\,\,\Omega \)

    Câu 6 : Chọn D

    Điện trở bóng đèn:

    \(R = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{12}^2}}}{6} = 24\,\,\Omega \)

    Câu 7 : Chọn C

    Điện trở của:

    \({R_2} + {R_3} = \dfrac{{{U_n}}}{I} = \dfrac{{12}}{2} = 6\,\,\Omega \)

    \({R_2} + \dfrac{{{R_2}}}{ 2} = {3 \over 2}{R_2} = 6\Omega \)

    Tương đương:

    \({R_2} = \dfrac{{2.6}}{3} = 4\,\,\Omega \)

    Điện trở của mạch:

    \(R = {R_1} + {R_2} + {R_{3}} = {R_2} + {R_2} + \dfrac{{{R_2}}}{2}\)\(\; = 10\Omega \)

    Vậy \(U = I.R = 2.10 = 20\;V\)

    Câu 8 : Chọn D

    Các phương án A, B, C đều đảm bảo an toàn điện

    Câu 9 : Chọn D

    Nhiệt tỏa ra là Q = I2R.t => nếu Nếu đồng thời tăng điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng 16 lần.

    Câu 10 :

    Công thức cần sử dụng:

    Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp Rtd = R1+ R2

    Đối với đoạn mạch mắc song song:

    \({R_{td}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}} }{{{R_1} + {R_2}}}\)

    Khi R1 nối tiếp R2 ta có: 

    \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2} = 9\,\,\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,(\,1\,)\)

    Khi R1 song song R2 ta có :

    \({R_{ss}} =\dfrac {{{R_1}{R_2}}}{ {{R_1} + {R_2}}} = 2\Omega \)  (2)

    Từ (1) và (2) ta tìm được R1 = 3Ω; R2 = 6Ω và ngược lại nếu R1 = 6Ω thì R2 = 3Ω

    Câu 11 :

    a) Điện trở tương đương của đoạn mạch:

    \(R = {R_1} + {R_2} = 24 + 8 = 32\,\,\Omega \,\)

    b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:

    \(I = {I_1} = {I_2} = \dfrac{U}{R} = 0,375\;A\)

    \({U_1} = I.{R_1} = 0,375.24 = 9\;V\)

    \({U_2} = U-{U_1} = 12-9 = 3\,V\)

    c) Nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch trong thời gian 10 phút:

    \(Q = U.I.t = 12.0,375.10.60 = 2700\,\,J\)

    Xemloigiai.com

    SGK Vật lí lớp 9

    Giải bài tập vật lý lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 9 giúp để học tốt vật lý 9, luyện thi vào 10

    CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

    CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG III. QUANG HỌC

    CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật