Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 1 - Vật lí 9

Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 9

    Đề bài

    Câu 1. Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật Jun-Len-xơ.

    Câu 2. Trình bày sơ đồ cách mắc các dụng cụ cần thiết, quá trình thao tác dùng để đo điện trở của một dây đẫn bằng vôn kế và ampe kế lí tưởng.

    Câu 3. Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dẫn dài l1 có điện trở R1 và dây kia dài l2 = 8l1 có điện trở R2 .Hãy tính tỉ số R1/R2.

    Câu 4. Hai điện trở  R1 = 50 Ω; R2 =100 Ω mắc nối tiếp ;cường độ dòng điện qua mạch là 0,16A .

    a) Vẽ sơ đồ mạch điện.

    b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

    Câu 5. Một khu dân cư có 100 hộ gia đình. Trung bình mỗi tháng mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120 W trong 5 giờ trong một ngày.

    a) Tính công suất trung bình của cả khu dân cư.

    b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong một tháng (30 ngày).

    c) Tính tiền điện mà mỗi khu dân cư phải trả trong một tháng với giá 800 đồng /1kW.h

    Lời giải chi tiết

    Câu 1 :

    Định luật: nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỷ lệ thuận với điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua:

    Q = I2R.t

    I đo bằng A, R đo bằng Ω, t đo bằng s, Q đo bằng J.

    Nếu Q đo bằng calo thì 1(J) = 0,24 cal.

    Câu 2 :

    1) Mắc sơ đồ mạch đo như hình vẽ. Chú ý mắc đúng chốt dương và chốt âm của vôn kế và ampe kế trong sơ đồ.

    2) Đóng khóa K đọc giá trị của vôn kế và ampe kế đo được, lặp lại thao tác nhiều lần và ghi vào bảng sau:

    Lần đo

    1

    2

    3

    4

    5

    U (vạch chia)

     

     

     

     

     

    I (vạch chia)

     

     

     

     

     

    3) Tính toán các giá trị của R theo các số liệu ghi trên bảng và tính giá trị trung bình của R trong các lần đo.

    Câu 3 :

    Ta có:

    \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\\{R_2} = \rho \frac{{8{l_1}}}{S}\end{array} \right. \Leftrightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{8}\)

    Câu 4 :

    a) Vẽ sơ đồ mạch

    b) Vì đoạn mạch mắc nối tiếp ta có I = I1 + I2 = 0,16A

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là : U1 = I1.R1 = 0,16.50 = 8V

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là : U2 = I2.R2 = 0,16.100 = 16V

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = U1 + U2 = 8+16 = 24V

    Câu 5 :

    a) Công suất điện trung bình của cả khu dân cư:

    P = 100.120 = 12000W = 12kW

    b) Điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong một tháng là :

    A = P.t = 12.5.30 = 1800kWh

    c) Số tiền điện mà khu dân cư phải trả trong 1 tháng với 800 đồng/kWh là

     T = 1800.800 = 1440000 đồng

    Xemloigiai.com

    SGK Vật lí lớp 9

    Giải bài tập vật lý lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 9 giúp để học tốt vật lý 9, luyện thi vào 10

    CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

    CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG III. QUANG HỌC

    CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật