Bó quyết để hoá giải những hiểu lầm tránh trở thành kẻ đối địch

Có một vài nguyên nhân xảy ra hiểu lầm như sau:
1. Ngôn từ không đầy đủ. Có những người bất kể là truyền đạt thông tin hay là giải thích một vấn đề nào đấy thì hay giải thích không đầy đủ về mặt ngôn ngữ, kết quả là chỉ có mình hiểu, người khác thì rốt cuộc chẳng hiểu chân tướng sự việc ra sao cả. Có nhiều người thì thiếu hẳn ý thức truyền đạt để làm cho “người khác hiểu”, như vậy rất dễ gây ra hiểu lầm cho đối phương.
2. Quá cẩn thận. Có người bất kể là chuyện gì cũng suy xét quá kỹ càng vì vậy mà sự tồn tại của người khác là rất ít ỏi, người như vậy thường hay đặt nhiều hy vọng vào đối phương là không cần phải nghe quá nhiều mới hiểu, vì vậy mà họ đã mất đi sự biểu đạt tích cực đầy lôi cuốn của mình.
3. Tự mình cho là đúng. Có những người rất thông minh làm bất kể chuyện gì đều rất thoả đáng nhưng đặc biệt lúc nào cũng tự cho mình là đúng, tự làm thì tự chịu. Khi đã bắt tay vào làm một việc gì mới là không thích phải bàn bạc với một ai chỉ làm theo chủ trương mà mình đã vạch ra. Làm như vậy dù công việc có thành công nhưng cũng không nhận được sự biểu dương của cấp trên cũng như những người xung quanh.
4. Ấn tượng về vẻ bên ngoài. Ấn tượng cảm nhận thị giác của con người là sâu đậm nhất. Tuy nhiên, mọi người đều biết “Không thể lấy hình thức bên ngoài để lấy lòng người khác” nhưng trên thực tế thì hình tượng mà mắt mình đã nhìn thấy trở thành một tiêu chí để mà bình phẩm và đánh giá mọi người, ấn tượng này rất dễ tạo nên một trong những nguyên nhân gây ra hiểu lầm.
5. Thiếu sự quan tâm. Cho dù cũng chỉ là một câu nói đùa nhưng nếu làm cho đối phương không vui thì e rằng sẽ dẫn đến một sự hiểu lầm đáng tiếc. Thậm chí là một câu an ủi hay khen thưởng nếu cách tiếp nhận của đối phương khác nhau cũng có thể dẫn tới hiểu lầm. Vì vậy, trước khi nói chuyện nhất định phải xem xét tình hình hay thái độ tiếp cận của đối phương.