Làm thế nào mới có thể tránh được rủi ro trong kinh doanh?
Không nên kỳ vọng quá cao
Một số người viết hẳn vào trong kế hoạch của mình là: không biết năm thứ nhất hay năm thứ hai có thể tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm. Sự lo lắng của họ như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Mọi người khâm phục những người có dũng khí tự mình lập nghiệp, nhưng không thể đánh đồng giữa dũng khí với việc không hề biết sợ được. Trong lòng sợ thất bại chính là một xu hướng lành mạnh, hơn nữa cần nói đến nhiều hơn trong kế hoạch. Những người xuất vốn đầu tư lập nghiệp hiểu được rằng trong những năm đầu việc kinh doanh ảm đạm, lo sợ thất bại là một thứ kích thích và động lực lớn nhất, nó có thể khiến cho bạn phải động não nhiều hơn, làm thức dậy sức sáng tạo lớn hơn ở bạn.
Cần coi trọng đối thủ cạnh tranh
Cần tích cực đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn, tuyệt đối không nên coi nhẹ không quan tâm tới. Vì thành quả của sự cố gắng của bạn trong một chừng mực lớn được quyết định bởi sự cố gắng của đối thủ. Tất nhiên, sự cố gắng quá mức của họ sẽ làm giảm bớt thành quả của bạn chứ không phải là tăng lên. Chỉ cắm cúi làm việc cật lực, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh đang làm gì hoặc làm như thế nào, những người như vậy sẽ không thể thành công được.
Không nên trở thành nô lệ của tiền bạc
Tâm lý tốt là cơ sở của thành công, đầu tư tiền bạc còn xa mới sánh được với đầu tư về mặt tâm lý. Có người đầu tư hàng chục triệu, trăm triệu, nhưng rồi lại bị mất sạch, lại có rất nhiều người tay trắng nhưng lại có thể trở thành triệu phú, tỷ phú. Vì vậy, chỉ có lý tưởng và mục tiêu mới có thể giải quyết vấn đề, tiền bạc chỉ có thể thúc đẩy thực hiện nó mà thôi.
Làm cho kế hoạch trở thành hiện thực
Một số người đặt kế hoạch lập nghiệp đâu ra đấy, nhưng khi làm thì lại có những sai lệch. Như thế chỉ có thể dẫn đến kế hoạch bị phá hỏng hoặc chết yểu. Thành công suy cho cùng là kết quả của hành động, chứ không phải là chính kế hoạch.