7 cách khéo léo giúp bạn đàm phán mức lương khi được đề cập
1. Thu thập và tìm hiểu kĩ thông tin
Đến lúc đàm phán tiền lương, nhiều người thất bại trong việc đưa ra một con số và do vậy không đi được đến đâu. Lý do thất bại là họ không thu thập đủ thông tin cũng như không hiểu rõ kỹ năng của chính mình, hiểu về người sử dụng lao động tiểm năng của họ. Bạn phải biết công ty sẽ trả công ra sao cho vị trí mà bạn ứng tuyển. Thậm chí nếu bạn không biết điều đó, ít nhất cũng cần biết các đối thủ cạnh tranh đang trả lương cho vị trí đó bao nhiêu.
Thứ hai, bạn cần một chút hiểu biết về những kỹ năng đòi hỏi ở bạn. Có phải những đòi hỏi đó làm bạn nản chí, hay bạn đủ trình độ và kinh nghiệm để thành công? Phân tích rồi xét xem bạn đáng giá như thế nào trước khi bắt đầu thương lượng một con số.
2. Tuyệt đối không bao giờ đề cập một con số cụ thể
Bạn nên nhớ, dù có xảy ra chuyện gì di nữa cũng đừng đưa ra một con số. Người phỏng vấn bạn có thể viện đến thủ đoạn vặt vãnh này để đầy bạn vào cam kết. Bạn có thể bị hỏi những câu hỏi như “Mức lương mong muốn là bao nhiêu?” hoặc “Mức lương mà bạn có thể bắt đầu là bao nhiêu?”
Đưa ra một khoản dưới mức trung bình sẽ bất lợi cho bạn. Công ty có thể có ngân sách cao hơn, nhưng khi bạn đưa ra con số thấp, công ty tiết kiệm bằng cách đẩy con số của bạn xuống thấp hơn nữa. Nếu đề nghị quá cao thì bạn có thể cảm thấy bị xúc phạm bởi sự cắt giảm mà họ thoải mái đưa ra nhằm đạt tới con số thấp nhất cho họ.
Bí quyết ở đây là trả lời dứt khoát. Bạn nên nói: “Tôi sẽ chấp nhận đề nghị tốt nhất của ông/bà”, thay vì đưa ra con số cụ thể. Phương pháp này thực sự sẽ ép buộc người phỏng vấn đưa ra gói tiền lương tốt nhất của họ. Hơn nữa, bạn có được lợi thế thương lượng theo nhu cầu của bạn.
3. Đàm phán thể hiện hai bên cùng hợp tác và cùng có lợi
Người được phỏng vấn thường xem việc đàm phán là một trò chơi không cân sức. Họ nhảy vào phòng phỏng vấn và tin rằng phải có một trong hai bên thắng, họ hoặc ta. Nhưng trong thực tế, các cuộc đàm phán tiền lương phải dựa trên công thức đôi bên cùng có lợi. Công ty sẽ không bao giờ muốn lãng phí tiền trả lương quá cao cho bạn. Tương tự, bạn sẽ không bao giờ muốn làm việc cho một công ty nếu họ trả lương bạn quá thấp. Một cách tiếp cận cân bằng là lý tưởng cho quá trình đàm phán thành công.
Là người được phỏng vấn, bạn nên biết các công ty thường bắt đầu đàm phán tiền lương từ thấp hơn một chút so với một nửa số tiền lương trả cho vị trí nhân viên tương lai đó. Nhiều công ty làm theo kiểu này để xác định mức lương cho các vị trí, đặc biệt là các vị trí cao hoặc các vị trí không thông báo rộng rãi.
4. Đừng hạ mình và chấp nhận đàm phán như một kẻ thua cuộc
Bạn sẽ không bao giờ có được công việc mơ ước nếu thương lượng với thái độ mất bình tĩnh. Thái độ sẽ được xem xét hàng đầu, và công ty sẽ có một ấn tượng rằng bạn đang cực kỳ tha thiết với lời để nghị. Sự lo lắng có thể làm hỏng bữa tiệc thậm chí trước khi nó bắt đầu.
Thay vào đó, hãy để công ty chờ đợi một lúc trước khi bạn cam kết bất cứ điều gì. Hãy để người phỏng vấn đặt nhiều câu hỏi hơn. Trò chơi câu giờ sẽ giúp bạn sắp xếp lời nói để thương lượng theo cách có lợi cho bạn. Nó cũng sẽ làm cho người phỏng vấn phải suy đoán. Thậm chí họ có thể trở nên linh hoạt hơn và nâng cao mức lương, mặc dù họ có thể không cam kết bất cứ điều gì bằng lời nói. Nhưng nếu họ không lòng vòng nữa, điều đó cho thấy dấu hiệu họ đã sẵn sàng trao đổi các điều khoán của riêng bạn.
5. Đưa ra quyết định dựa trên thư mời làn việc
Thư mời làm việc có thể dẫn bạn đến một gói trả công tốt hơn. Đôi khi, các công ty có thể muốn trả lương ít hơn nhưng bù đắp thông qua các kênh khác. Công ty có thể cung cấp cho bạn kế hoạch hưu trí tốt hơn, hoặc có thể có các phụ cấp khác đang chờ bạn, chắng hạn như phụ cấp ở đi lại, chăm sóc răng miệng hoặc mắt, giờ làm việc linh hoạt hoặc số ngày nghỉ phép. Điều quan trọng là bạn nhìn nhận những phúc lợi đó như thế nào. Nếu bạn thấy những phụ cấp này không phù hợp với lối sống của bạn, hãy thương lượng để có đề nghị tốt nhất. Do vậy, dành thời gian đọc thư mời làm việc một cách cần thận là rất quan trọng trước khi quyết định nói đồng ý hoặc không.
6. Duy trì và kết thúc cuộc đàm phán
Nhiều người được phỏng vấn tuyển dụng tập trung quá nhiều vào các khoản tài chính trong khi đàm phán. Quá tập trung vào tiền bạc có thể dẫn bạn đi chệch hướng, và bạn có thể bỏ qua những điều cơ bản. Điều đáng lưu ý ở đây là phải hướng sự chú ý của người phỏng vấn vào việc bạn có thể mang lại những giá trị gì cho công ty. Nếu bạn không thể chứng minh giá trị của mình, tất cả các cuộc đàm phán sẽ hoàn toàn vô giá trị.
Vì vậy, hãy đánh giá phong cách đàm phán trong suốt quá trình phỏng vấn để xem liệu bạn có đang làm những điều đúng đắn không. Nỗ lực để đảm bảo người phỏng vấn nhìn thấy giá trị của bạn sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán và cũng sẽ gây ấn tượng với người phỏng vấn. Hãy để lại cho họ ấn tượng rằng bạn không chỉ quan tâm đến mức lương, mà còn quan tâm tới các giá trị bạn có thể đóng góp vào công ty nếu họ nhận bạn.