Thấm thía lời Phật dạy về Nhân Duyên qua những status ý nghĩa
PHẬT NÓI...
Người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả ơn cho bạn.
Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, tới để đòi món nợ chưa trả.
Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt.
Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước, tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt.
Hồng nhan tri kỷ của kiếp này, là anh em của kiếp trước, tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết.
Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra kiếp trước.
Đây không phải là mê tín, là nhân quả , là số kiếp.
Phật nói: Nếu không nợ nhau, làm sao gặp gỡ!
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý
Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên
Bởi yêu khắc cốt ghi tâm mà cảm thấy cuộc đời như mơ, kiếp trước ngoái đầu nhìn 500 lần mới đổi được 1 lần gặp mặt ở kiếp này, đừng bỏ lỡ.
Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
Nhân duyên trăm năm, sai trong một phút, quay đầu tìm lại, tình đã thành không.
Yêu rồi biệt ly, oán rồi hội hợp, buông tay về trời, tất cả đều thành hư vô.
Tu trăm kiếp mới chung thuyền, tu ngàn kiếp mới chung chăn gối, kiếp trước ngoái đầu 500 lần đổi lại kiếp này 1 lần gặp gỡ.
Ba nhu cầu chính của người chồng:
- Được kính trọng.
- Thích dịu dàng.
- Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.
Ba nhu cầu chính của người vợ:
- Cảm giác an toàn.
- Lãng mạn.
- Được cưng chiều và dỗ dành.
Ba vấn đề lớn trong cuộc sống:
- Vấn đề kinh tế.
- Vấn đề giới tính.
- Vấn đề giao tiếp.
Ba NHIỀU:
- Quan tâm đến nhau nhiều hơn.
- Tìm ưu điểm của đối tác.
- Nói nhiều chuyện tích cực.
Ba ÍT:
- Ít phàn nàn.
- Ít chỉ trích.
- Ít hiểu lầm.
Bốn điều vợ chồng NÊN làm:
- Nghĩ về điều tốt của đối tác.
- Tán thưởng sở trường của đối tác.
- Thông cảm điều khó xử của đối tác.
- Bao dung khuyết điểm của đối tác.
Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau:
- Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.
- Em tin tưởng anh(Anh tin tưởng em).
- Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .
- I love you.
Bốn điểm chung của vợ chồng:
- Cùng mục tiêu phấn đấu.
- Cùng một môi trường sống.
- Cùng mối quan tâm về cuộc sống.
- Có cùng những người bạn.
Ba điều phải luôn ghi nhớ
- Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa.
- Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.
- Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động .
Đạo vợ chồng là môn học cao sâu và là cả một nghệ thuật, mà vợ và chồng - những người chủ gia đình - học cả đời cũng không xong.
Đừng trách, đừng buồn, đừng thở than
Đừng hờn, đừng giận, đừng ngỡ ngàng
Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái
Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng.
Sự đời sóng gió chuyện thường thôi
Phật pháp ít nhiều đã hiểu rồi
Chấp chứa trong lòng chi để khổ
Xả đi quá khứ việc xa xôi.
Kém phước, hết duyên vậy đó mà
Tạo thêm duyên phước đừng lo xa
Đâu ai rảnh rỗi ban và giáng
Nghiệp quả chính mình nên nhận ra.
Đủ duyên, đủ phước, đủ tài tình
Đủ đức, đủ từ, đủ trí minh
Tự tại thản nhiên chấp nhận hết
Khổ đau, hạnh phúc tự nơi mình.
Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều chỉ là tạm thời, nên cho dù có mất đi cũng đừng vì thế mà tuyệt vọng.
Ai đến, ai đi, không cưỡng cầu.
Ai mong, ai nhớ, không chờ mong
Ai khóc, ai cười, đừng phiền muộn
Ai lừa dối, ai quay lưng, đừng gục ngã...
Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!