Giải đề thi học kì 1 lý lớp 9 năm 2019 - 2020 PGD huyện Ninh Phước

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn lý lớp 9 năm 2019 - 2020 PGD huyện Ninh Phước với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

    A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

    Câu 1 : Biến trở là một dụng cụ dùng để

    A. Thay đổi vật liệu trong vật dẫn.

    B. Điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

    C. Thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn.

    D. Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

    Câu 2 : Công thức của định luật Jun – Len xơ là:

    A. \(Q = U{I^2}t\)            B. \(Q = {U^2}It\)

    C. \(Q = {I^2}Rt\)            D. \(Q = {R^2}It\)

    Câu 3 : Điện trở của dây dẫn không  phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

    A. Vật liệu làm dây dẫn.

    B. Khối lượng của dây dẫn.

    C. Chiều dài của dây dẫn.

    D. Tiết diện của dây dẫn.

    Câu 4 : Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

    A. \(R = {R_1} + {R_2}\)

    B. \(I = {I_1} + {I_2}\)

    C. \(\dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

    D. \(U = {U_1} = {U_2}\)

    Câu 5 : Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?

    A. Ngắt ngay nguồn điện.

    B. Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.

    C. Gọi người sơ cứu.

    D. Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.

    Câu 6 : Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:

    A. Hút nhau.

    B. Đẩy nhau.

    C. Không hút nhau cũng không đẩy nhau.

    D. Lúc hút, lúc đẩy nhau.

    Câu 7 : Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:

     

    A. Dưới lên trên.

    B. Trên xuống dưới.

    C. Phải sang trái.

    D. Trái sang phải.

    Câu 8 : Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

    A. La bàn                        B. Loa điện

    C. Rơle điện tử               D. Đinamô xe đạp.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm).

    Câu 1: (2,0 điểm)

    a) Phát biểu nội dung quy tắc nắm bàn tay phải? Quy tắc này dùng để làm gì?

    b) Xác định tên cực và chiều đường sức từ của ống dây trong hình bên:

     

    Câu 2: (2,5 điểm) Giữa hai điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng \(36V\), người ta mắc song song 2 điện trở \({R_1} = 40\Omega ,{R_2} = 60\Omega \).

    a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?

    b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính?

    c) Tính công suất tiêu thụ của toàn mạch?

    d) Mắc thêm một bóng đèn ghi \(\left( {12V - 24W} \right)\) nối tiếp với đoạn mạch trên, Đèn có sáng bình thường không? Tại sao?

    Câu 3: (1,5 điểm)

    Một nồi cơm điện loại \(220 - 400W\) được sử dụng dưới hiệu điện thế \(220V\)

    a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của nồi cơm điện khi đó?

    b) Thời gian dùng nồi nấu cơm là \(2h\) mỗi ngày. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc nấu cơm này? Biết giá tiền điện là 2000 đồng mỗi kW.h

    HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

    Thực hiện: Ban chuyên môn xemloigiai.com

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

     

    Câu 1 (NB):

    Phương pháp:

    Sử dụng lí thuyết về biến trở SGK VL9 trang 29

    Cách giải:

    Biến trở có thể thay đổi trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

    Chọn D

    Câu 2 (NB):

    Phương pháp:

    Sử dụng biểu thức của định luật Jun- Len xơ

    Cách giải:

    Công thức của địnhl uật Jun-Len xơ: \(Q = {I^2}Rt\)

    Chọn C

    Câu 3 (NB):

    Phương pháp:

    Vận dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

    Cách giải:

    Ta có, điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào:

    + Điện trở suất của dây dẫn hay nói cách khác là phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

    + Chiều dài \(\left( l \right)\) của dây dẫn

    + Tiêt diện \(\left( S \right)\) của dây dẫn

    Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn.

    Chọn A

    Câu 4 (TH):

    Phương pháp:

    Vận dụng các biểu thức về mạch gồm 2 điện trở mắc song song:

    + \({U_1} = {U_2} = U\)

    + \(I = {I_1} + {I_2}\)

    + \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

    Cách giải:

    A – sai vì điện trở tương đương của mạch gồm 2 điện trở mắc song song là: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

    B, C, D - đúng

    Chọn A

    Câu 5 (TH):

    Phương pháp:

    Vận dụng lí thuyết về các biện pháp an toàn điện

    Cách giải:

    D - Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện là biện pháp không an toàn khi có người bị điện giật làm như vậy cả người kéo cũng có khả năng bị điện giật.

    Chọn D

    Câu 6 (TH):

    Phương pháp:

    Vận dụng sự tương tác của nam châm

    Cách giải:

    Ta có, khi đưa 2 cực lại gần nhau:

    + 2 cực cùng tên thì đẩy nhau

    + 2 cực khác tên thì hút nha

    Chọn B

    Câu 7 (VD):

    Phương pháp:

    Vận dụng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cố tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra \({90^0}\) chỉ chiều của lực điện từ.

    Cách giải:

    Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta có chiều lực từ như hình vẽ

     

    Chọn A

    Câu 8 (TH):

    Phương pháp:

    Sử dụng lí thuyết ứng dụng của nam châm vĩnh cửu

    Cách giải:

    Đinamô xe đạp không có nam châm vĩnh cửu.

    Chọn D

    B. PHẦN TỰ LUẬN

    Câu 1 (VD)

    Phương pháp:

    a) Xem quy tắc nắm tay phải SGK VL9 trang 66

    b) Vận dụng quy tắc nắm tay phải

    Cách giải:

    a) Quy tắc nắm tay phải:

    Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

    b) Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta được các cực từ của ống dây như hình:

     

    Đầu A là cực Nam (S)

    Đầu B là cực Bắc (N)

    Câu 2 (VD)

    Phương pháp:

    a) Sử dụng biểu thức tính điện trở của mạch có các điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

    b) Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

    c) Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

    d) Áp dụng các biểu thức:

    + Mối liên hệ giữa R, U, P: \(R = \dfrac{{{U^2}}}{P}\) 

    + Biểu thức tính điện trở của mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

    + Định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

    + So sánh cường độ dòng điện qua đèn với cường độ dòng điện định mức của đèn.

    Cách giải:

    a) Ta có, mạch gồm \({R_1}//{R_2}\)

    \( \Rightarrow \) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: \(R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{40.60}}{{40 + 60}} = 24\Omega \)

    b) Cường độ dòng điện qua mạch: \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{36}}{{24}} = 1,5A\)

    c)  Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB: \(P = UI = 36.1,5 = 54W\)

    c)

    Khi mắc thêm bóng đèn nối tiếp với mạch ta được mạch như sau:

     

    Ta có,

    + Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{dmD}} = 12V\\{P_{dmD}} = 24W\end{array} \right.\)

    + Cường độ dòng điện định mức của đèn: \({I_{dmD}} = \dfrac{{{P_{dmD}}}}{{{U_{dmD}}}} = \dfrac{{24}}{{12}} = 2A\)

    + Điện trở của bóng đèn: \({R_D} = \dfrac{{U_{dmD}^2}}{{{P_{dmD}}}} = \dfrac{{{{12}^2}}}{{24}} = 6\Omega \)

    Mạch gồm: \(\left( {{R_1}//{R_2}} \right)nt{R_D}\)

    + Điện trở tương đương của mạch khi này: \(R' = {R_{12}} + {R_D} = R + {R_D} = 24 + 6 = 30\Omega \)

    + Cường độ dòng điện qua mạch khi này: \(I' = \dfrac{U}{{R'}} = \dfrac{{36}}{{30}} = 1,2A\)

    Cường độ dòng điện qua đèn khi này: \({I_D} = I' = 1,2A\)

    Nhận thấy \({I_D} < {I_{dmD}} \Rightarrow \) Đèn sáng yếu.

    Câu 3 (VD)

    Phương pháp:

    a)

    + Vận dụng biểu thức: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

    + Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

    b)

    + Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = UIt\)

    + Tiền điện = điện năng tiêu thụ x đơn giá.

    Cách giải:

    Ta có:

    + Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của nồi: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{dm}} = 220V\\{P_{dm}} = 400W\end{array} \right.\)

    + Hiệu điện thế sử dụng: \(U = 220V\)

    + Thời gian sử dụng mỗi ngày: \(t = 2h\)

    a)

    + Điện trở dây nung của nồi: \(R = \dfrac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{400}} = 121\Omega \)

    + Cường độ dòng điện chạy qua nồi khi đó là: \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{220}}{{121}} = \dfrac{{20}}{{11}}A\)

    b)

    + Điện năng nồi tiêu thụ trong 1 ngày là: \({A_1} = UIt = 220.\dfrac{{20}}{{11}}.2 = 800Wh\)

     + Điện năng nồi tiêu thụ trong 30 ngày là: \(A = 30{A_1} = 30.800 = 24000Wh = 24kWh\)

    Tiền điện phải trả cho việc nấu cơm trong 1 tháng (30 ngày) là: \(A.2000 = 24.2000 = 48000\) đồng.

    Xemloigiai.com

    SGK Vật lí lớp 9

    Giải bài tập vật lý lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 9 giúp để học tốt vật lý 9, luyện thi vào 10

    CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

    CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG III. QUANG HỌC

    CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật