Vì sao nam giới thường cư xử theo cách thức quen thuộc?
Nhìn chung, việc học hành luôn là một vấn đề căng thẳng đối với các cậu bé. Do những giới hạn trí tuệ cũng như sự khuất phục trước quyền lực của các cô giáo đã khiến cậu bé trở nên lúng túng. Bên cạnh đó, cậu bé cũng rất ấn tượng trước các bạn nữ bởi sự chín chắn và khả năng nắm bắt vấn đề nhanh nhẹn. Và nếu nổi loạn, cậu bé sẽ phải chịu sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm mà đa phần cũng là phái nữ.
Do phát triển thể chất chậm hơn nên cho đến tuổi dậy thì, các bé trai thường bị các bé gái coi thường. Các bé gái cứ tự do sinh hoạt mà không cần quan tâm đến sự tồn tại của đám bạn trai cùng lớp bởi ở lứa tuổi này, các em chưa quan tâm đến nhu cầu giới tính. Sự căng thẳng kéo dài đó khiến các bé trai cảm thấy khó vượt qua, ngay cả khi họ đã trưởng thành.
Tuổi dậy thì
Mối quan hệ này bắt đầu thay đổi khi các em bước vào tuổi dậy thì. Ở tuổi này, các bé gái bắt đầu trải qua giai đoạn hiếu kỳ về giới tính.Các em bắt đầu cạnh tranh ngấm ngầm để giành được sự chú ý và yêu mến của những cậu bé nổi bật trong trường.
Ngược lại, ở giai đoạn này, các bé trai bắt đầu học cách khắc phục thái độ phục tùng phụ nữ khi còn nhỏ. Những cậu bé nào phát triển nhanh và già dặn hơn thì được coi như trưởng thành. Còn những cậu bé nào vẫn chịu sự kèm cặp của mẹ thì sẽ được cho là yếu đuối. Và phụ nữ thường coi thường những chàng trai nào vẫn tiếp tục để họ sai khiến khi đã trưởng thành.
Giai đoạn niên thiếu
Giai đoạn niên thiếu là những năm định hình nhân cách của một chàng trai. Trong giai đoạn này, hầu hết các cậu bé đều cảm thấy vụng về trong khi chiều cao lại tăng vọt một cách bất ngờ. Các cậu bé thiếu tự
tin vì không được các bạn nữ nhìn nhận những thế mạnh của bản thân mình. Họ cảm thấy không được phụ nữ chấp nhận. Trong khi đó, chính trong giai đoạn này, họ lại rất cần đến sự đồng hành của phụ nữ, khi mà các nhu cầu sinh lý bắt đầu hiện diện và dần đạt đến đỉnh cao. Sự chênh lệch giữa nhu cầu và thực trạng đã khiến cho sự nhận thức của nam giới về bản thân trở nên tiêu cực.
Để tồn tại, các chàng trai buộc phải khẳng định sự mạnh mẽ của mình. Đây cũng là thời kỳ hình thành cái tôi của các chàng trai. Và phần lớn cái tôi của họ được che lấp bằng hình thức đang ngày càng phát triển bên ngoài. Còn bên trong, cái tôi đó mong manh chẳng khác gì vỏ trứng bởi nó là một kết quả của một quá trình mang tính tự phát.
Quen thuộc và Ảo tưởng
Phải mất một thời gian phụ nữ mới có thể loại bỏ thái độ coi thường dành cho các cậu bạn trai thời bé. Chuyện tình “thanh mai trúc mã” thường hiếm khi xảy ra. Nếu có thì chắc chắn cả hai sẽ phải sống xa cách nhau một thời gian trong giai đoạn trưởng thành.
Tại các khu định cư của người Israel ở Mỹ, các bậc phụ huynh thường thích cho con cái mình lớn lên trong một cộng đồng và quen thuộc với nhau từ nhỏ. Sở dĩ họ làm thế là vì muốn khi lớn lên, bọn trẻ có thể trở thành bạn đời của nhau. Tuy nhiên, điều đáng nói là chuyện này thường hiếm khi xảy ra bởi bọn trẻ đã quá hiểu về nhau nên không còn cảm thấy hấp dẫn trước người bạn của mình. Chúng có xu hướng lập gia đình với những người xa lạ để có thể khơi gợi và dưỡng nuôi những ảo tưởng của mình.