Cách nhận biết người bị nhiễm bệnh Virus Corona (COVID 19)

Khi bạn phát hiện các trường hợp hoặc bản thân có một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng có các dấu hiệu Covid-19 chủng mới dưới đây thì hãy nhanh chóng tự cách ly và đến ngay cơ sở y tế địa phương để khai báo và hướng dẫn kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc bệnh Covid-19

COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.

Các triệu chứng thường gặp nhất:

  • Sốt Cao
  • Ho Khan, đau họng 
  • Mệt mỏi


Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau nhức
  • Đau họng
  • Tiêu chảy
  • Viêm kết mạc
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

 

Các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực
  • Mất khả năng nói hoặc cử động


Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế. Những người có triệu chứng nhẹ và không có biểu hiện bệnh nào khác nên điều trị triệu chứng tại nhà. Thông thường, các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, Covid-19 gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

 

Trường hợp Covid-19 không triệu chứng


Trường hợp nhiễm Covid-19 không triệu chứng là người đã bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể nhưng do cơ thể có sức đề kháng mạnh sẽ ức chế được sự phát triển của vi sinh vật (không cho chúng nhân lên) cho nên không thể gây bệnh. Người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc do số lượng vi sinh vật xâm nhập cơ thể với số lượng ít chưa thể gây bệnh được cho nên không có triệu chứng nào xuất hiện.

Ngoài ra, có một loại khác người mang mầm bệnh không triệu chứng, đó là loại bệnh nhân mầm bệnh đã xâm nhập cơ thể, chúng đang ở giai đoạn thích nghi với điều kiện mới để nhân lên và gây bệnh, gọi là thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh).

Ở giai đoạn này người bệnh cũng không thể biết, những người xung quanh, người tiếp xúc trực tiếp cũng không thể biết và ngay cả cán bộ y tế cũng không thể biết được người này có mang mầm bệnh. Điều nguy hiểm nhất là mầm bệnh rất dễ lây lan ra xung quanh, lây cho những người giao tiếp, đặc biệt là những người tiếp xúc gần.

Ở giai đoạn này hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều chưa có triệu chứng lâm sàng nào. Giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của vi sinh vật gây bệnh, số lượng vi sinh vật xâm nhập, sức đề kháng của cơ thể...

Bên cạnh đó, có một loại người mang mầm bệnh không triệu chứng là vi sinh vật chưa xâm nhập vào trong cơ thể cho nên không làm tổn thương cơ thể, vì vậy, không có triệu chứng.

Bởi vì, chúng đang ở ngoài cơ thể quần, áo, găng tay, da, tóc, ... Tuy vậy,  loại này, vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể bất cứ lúc nào và có khả năng làm lây lan ra môi trường xung quanh rất lớn.

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh Covid 19

 

Bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh bằng cách tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.
Để ngăn chặn COVID-19 lây lan, hãy:

  • Thường xuyên rửa tay. Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.
  • Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi.
  • Khi không thể giữ khoảng cách, hãy đeo khẩu trang.
  • Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc gập khuỷu tay lại để che mũi và miệng.
  • Hãy ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
  • Hãy đi khám nếu bạn bị sốt, ho và khó thở.

Khẩu trang giúp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, không cho vi-rút truyền từ người đeo khẩu trang sang người khác. Tuy nhiên, chỉ đeo khẩu trang thôi thì không đủ để bảo vệ bạn khỏi COVID-19. Bạn phải kết hợp đeo khẩu trang với việc giữ khoảng cách và rửa tay sạch. Hãy làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.

Sức khoẻ

Phụ nữ phải làm gì để chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định mang thai

Phụ nữ phải làm gì để chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định mang thai

Phụ nữ cần phải biết nhiều hơn về vần đề chăm sóc...
14/05/2021

Sốt xuất huyết: Biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do...
01/11/2023

Chuối: Lợi ích giảm cân và cách ăn hiệu quả

Chuối là loại trái cây phổ biến và được nhiều...
01/11/2023

Hậu quả của lạm dụng kháng sinh ở trẻ em

Kháng sinh là một loại thuốc quan trọng trong...
25/10/2023
Chăm sóc phụ nữ sau sinh để lấy lại trạng thái bình thường

Chăm sóc phụ nữ sau sinh để lấy lại trạng thái bình thường

Cơ thể của bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường...
28/03/2021

Bệnh liên cầu lợn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện và phòng tránh

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus...
03/11/2023
Sự quan trọng của chất khoáng đối với cơ thể con người

Sự quan trọng của chất khoáng đối với cơ thể con người

Chất khoáng không thể hợp thành trong cơ thể, một...
02/06/2021

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đổ mồ hôi đầu là hiện tượng thường gặp ở trẻ em,...
25/10/2023
Những món ăn uống vừa giàu dinh dưỡng vừa chữa bệnh hiệu quả

Những món ăn uống vừa giàu dinh dưỡng vừa chữa bệnh hiệu quả

Công việc căng thẳng, môi trường ô nhiễm... luôn...
01/06/2021

Cách nhận biết người bị nhiễm bệnh Virus Corona (COVID 19)

Khi bạn phát hiện các trường hợp hoặc bản thân có...
29/01/2021

7 Cách lấy cao răng tại nhà đơn giản và hiệu quả

Cao răng là một lớp cứng bám trên bề mặt răng,...
02/11/2023