Bố mẹ nào chẳng thương con nhưng thương không có nghĩa bao bọc con quá mức
Với trẻ sơ sinh thì sự giúp đỡ của cha mẹ vô cùng quan trọng để trẻ có thể khôn lớn. Đồng thời đó cũng là cách mà cha mẹ gửi gắm tình yêu của mình đến con. Cha mẹ nào cũng yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và sẵn sàng hi sinh tất cả cho con. Chính tâm lí đó đã phát sinh ra suy nghĩ chỉ có cha mẹ mới che chở, bao bọc được cho con mà thôi. Bởi vậy khi con không còn cần đến sự giúp đỡ từ cha mẹ, thì suy nghĩ “tất cả là vì con” cùng với sứ mệnh làm cha mẹ ấy vẫn cứ chảy nồng nhiệt, nên cha mẹ vẫn cám thấy mình cần phải báo vệ, chăm sóc, chỉ thị, ra lệnh cho con. Chính việc đó đã khiến cho sự ÿ lại, sự phụ thuộc của trẻ vào cha mẹ càng cao lên, còn bản thân cha mẹ lại càng cảm thấy vai trò cúa mình với con là quan trọng.
Ai cũng thấy thích khi mình là người quan trọng với một ai đó. Thế nhưng cha mẹ không hè nghi đến việc làm này của mình đã tước đoạt đi tự do của con. Dù cha mẹ có nhận ra thì cha mẹ cũng không nhận thức được là sẽ cản trở quá trình tự lập của con, mà cứ luôn nghĩ rằng tất cả là vì con.
Giúp đỡ, nếu nhìn thoảng qua là một hành vi rất tử tế. Tuy nhiên, vẫn có những người giúp đỡ rơi vào ngộ nhận, đánh đồng “người được việc" giống "người không được việc”, tưởng mình là người ban ơn luôn ở một vị trí cao hơn những người mà mình coi là "không được việc” ấy.
Con người ai cũng có lúc thực sự cần đến sự giúp đỡ như khi sự việc vượt quá khả năng của bản thân, khi tính mạng rơi vào nguy hiếm. Ngoài những thời điểm đó, nếu đế họ tự xoay sở thì kiểu gì họ cũng tự mình giải quyết được. Trên thực tế hành động giúp con vô điêu kiện khóng phải là vì con mà vì chính bản thân cha mẹ, đồng thời cũng là việc làm không tôn trọng con.
Nhưng cha mẹ lại thích được làm giúp con, bởi khi đó cha mẹ có cảm giác mình đã làm tròn trách nhiệm của một người cha người mẹ. Cha mẹ cứ nghĩ ràng nếu bản thăn mình thiếu thốn cái gì thì sẽ bù đáp cho con đế con đỡ khổ. Trên thực tế, sự giúp đỡ ấy không đem lại hạnh phúc cho con, bởi nó không phản ánh điều con mong muốn, mà chỉ đáp ứng mong muốn của chính cha mẹ được gửi gắm nó thông qua con mà thôi.
Những “cha mẹ thích giúp đỡ” thường sẽ không nhận ra mình đã tước đoạt đi niềm vui tự suy nghi, tự quản lí, tự lựa chọn và hoàn thành mục tiêu của trẻ. Những niềm vui đó phải là những thứ thuộc về trẻ, còn nếu cha mẹ muốn thì cha mẹ hãy làm nó với chính cuộc đời mình, chứ không thế dùng cuộc đời trẻ để tạo ra.
Việc coi con là lẽ sống chảng khác gì cha mẹ đã hi sinh cuộc đời tươi sáng của con để thỏa mãn chính mình. Khi đó, cha mẹ không phải là yêu con mà chỉ yêu chính bản thân cha mẹ mà thôi.