10 điều tuyệt đối không bao giờ bạn nên nói với sếp
1. Bạn đang làm thêm một công việc khác
Nhiều người làm thêm công việc thứ hai, bao gồm cả công việc tự do. Các công ty thường phát triển và mở rộng những thỏa thuận làm việc định hướng nhân viên giữ lại chỉ một công việc. Công ty của bạn có thể thực hiện chính sách như vậy bất cứ lúc nào, bạn nên tránh nói với sếp về công việc “tay trái” để bạn có thể tiếp tục làm việc mà không bị chú ý và kiếm đủ sống. Chưa kể, nếu trong các cuộc đánh giá công việc cuối năm, sếp trích dẫn những lần giảm hiệu suất của bạn, họ có thể dễ dàng chỉ tay vào thời gian và sức lực bạn sử dụng vào công việc thứ hai. Đừng cho bất cứ ai bất cứ lý do gì để nghi ngờ chất lượng làm việc của bạn.
2. (Một số) vấn đề sức khỏe thể chất
Nếu bạn yêu cầu cái thiện sức khỏe lao động, người sử dụng lao động của bạn đương nhiên có quyển đòi hỏi cung cấp cho họ thông tin. Các sự kiện lớn như phẫu thuật và sinh con là hiển nhiên và không thể tránh khỏi thông tin được tiết lộ cho sếp của bạn. Vấn đề dài hạn như bệnh mạn tính có thể tác động đến ý kiến của sếp từ đó ảnh hướng đến an toàn công việc của bạn. Trừ khi sức khỏe của bạn bị đe dọa, bạn cần phải nghỉ bệnh ngắn hạn hoặc nghỉ theo chỉ định của bác sĩ, còn thì hãy giữ cho các vấn đề sức khỏe là quan tâm cá nhân của riêng bạn.
3. Xu hướng tình dục
Không có lý do gì phải tiết lộ xu hướng tình dục của bạn với sếp. Đừng nhầm lẫn đây là lời khuyên để không là chính mình hoặc xấu hố về con người bạn. Hoàn toàn khác nhưng sự thật khắc nghiệt là mặc dù phân biệt đối xử là bất hợp pháp, nó vẫn xảy ra. Và trong một số ngành nhất định, vẫn có những định kiến dựa trên khuynh hướng tình dục. Bạn hẹn hò hoặc quyết định kết hôn với ai là việc của bạn, và sẽ là phạm luật nếu một sếp thành kiến sử dụng thông tin cá nhân chống lại bạn lúc xem xét tăng lương hoặc thăng chức.
4. Thu nhập của vợ/ chồng
Bạn có thể tự hỏi tại sao điều này lại có trong danh sách, nhưng hãy tin đi = sếp hay đồng nghiệp của bạn không nên biết về thu nhập của vợ/chồng bạn. Nếu chồng/vợ của bạn là giám đốc điều hành một công ty thành công trong khi người đồng nghiệp đang cùng bạn cạnh tranh một vị trí công việc lại có vợ/chồng đang thất nghiệp mà sếp của bạn biết được, bạn có thể mất cơ hội thăng chức ngay cả khi cả hai có đủ điều kiện như nhau bởi vì có vẻ như là bạn không “cần” thăng chức. Đừng để mất bất kỳ cơ hội nào khi sự nghiệp của bạn có liên quan đến vấn đề thu nhập.
5. Cuộc sống về đêm
Cho dù bạn đọc truyện cho lũ trẻ trước khi đi ngủ hay đi bar mỗi đêm, sếp không cần phải biết bất cứ điều gì về cuộc sống bên ngoài công sở của bạn trừ khi liên quan đến việc tham gia các khóa học trong lĩnh vực của bạn. Nếu bạn không thể ở lại sau giờ làm việc do phải giúp con làm bài tập về nhà, tốt nhất chỉ nói rằng bạn có các nghĩa vụ khác ở nhà. Hãy giữ các vấn để cá nhân bên ngoài công sở.
6. Tín ngưỡng tôn giáo
Phân biệt đối xử về tín ngưỡng là trái pháp luật, nhưng thường xuyên nói về tôn giáo tại nơi làm việc là không phù hợp (trừ khi bạn làm việc cho một tổ chức tôn giáo).
Nếu nhiệm vụ công việc của bạn đòi hỏi làm gì đó vi phạm tín ngưỡng của bạn, bạn phải lên tiếng. Không nhất thiết phải nói cụ thể, bạn có thể đơn giản ngụ ý rằng nhiệm vụ đó vi phạm một trong những đức tin của bạn. Nếu có thể, hãy để nghị một sự thay thế hoặc cách giải quyết khác.
Tất cả chúng ta có quyền có niềm tin tôn giáo cá nhân, nhưng không phải ai cũng có cùng một tôn giáo nào đó và nơi làm việc không phải là nhà thờ. Tất cả là ở chỗ đưa ra quyết định sáng suốt. Một câu trích dẫn Kinh Thánh dán trên tủ của bạn không phải là việc gì lớn, nhưng cải đạo và cố gắng truyền giáo cho các đồng nghiệp của bạn sẽ làm mếch lòng một số người và có khả năng đe dọa công việc của bạn.
7. Những vấn đề về chính trị
Cách nhanh nhất để bị mọi người xa lánh là nói về chính trị. Quan điểm chính trị không phải là để tài vô thưởng vô phạt. Vì vô số lý do. Trước hết, bạn có nguy cơ làm mất lòng đồng nghiệp và sếp của bạn khi tạo ra một môi trường làm việc không thoải mái. Nhưng quan trọng hơn, bạn có thể bị đánh giá là quá cởi mở hoặc bảo thủ đối với một sự việc cụ thể nào đó.
8. Hoàn cảnh sống
Không ai ở nơi làm việc cần biết về hoàn cảnh sống của bạn, cho dù bạn đang ở nhà cha mẹ hoặc vật lộn để thanh toán các khoản thế chấp. Đây là một khía cạnh cuộc sống có thể khiến người khác đánh giá bạn hoặc dẫn đến rắc rối cho bạn. Hoàn cảnh sống cũng có thể tiết lộ các chi tiết khác về bạn, mở ra khả năng phân biệt đối xử không công bằng về tuổi tác hoặc điều kiện sống.
9. Các vấn đề sức khỏe tâm thần
Bạn từng trải qua ly hôn hoặc chia tay, bị trầm cảm, hoặc có ý định tự tử? Đây là những sự kiện có thể xảy ra trong cuộc sống gây tồn thương tâm lý. Thêm vào sự căng thẳng do công việc, tất cả gộp lại làm bạn cảm thấy hơi quá tải. Mặc dù ai cũng phải có lúc “sức khỏe tỉnh thần không ồn định” nhưng hãy giữ bí mật các vấn đề cụ thể của bạn.
Bạn có cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa và phải về sớm? Hãy trình bày một cách mơ hồ đó là cuộc bẹn bác sĩ. Đừng để sếp quy cho lý do bạn có vấn để về sức khỏe tâm thân khi bạn không có khả năng thực hiện công việc. Và nếu thực sự bạn không thể làm việc vì vấn đề tâm thần tiểm ẩn, hãy tìm sự giúp đỡ thích hợp ngay lập tức.
10. Bất cứ điều gì sếp không nói với bạn
Nếu bạn tiết lộ điều tương tự với những gì sếp để cho mọi người biết về sếp thì an toàn hơn. Ví dụ, nếu sếp có một bức ảnh gia đình bao gồm cả con cái đặt trên bàn làm việc của họ thì việc bạn xin nghỉ để đi họp phụ huynh cho con có thể ít bị sếp phán xét hơn. Sếp chỉ biết thông tin bạn chọn chia sẻ. Nếu bạn không muốn sếp biết thông tin nhất định nào đó, hãy chắc chắn đánh dấu nó là cá nhân trên tất cả các trang mạng xã hội mà bạn sử dụng và cũng nên giới hạn những gì đông nghiệp biết về bạn.