Bài 9 trang 55 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao

Chứng minh rằng nếu tứ diện ABCD có tính chất

    Chứng minh  rằng nếu tứ diện ABCD có tính chất

    AB+CD = AC+BD = AD+BC

    Thì có mặt cầu tiếp xác với các cạnh của tứ diện ABCD.

    Giải

    Gọi O1 là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC và các điểm tiếp xúc của đường tròn đó với các cạnh M, N, P.

    Gọi \({\Delta _1}\) là trục của đường tròn này thì \({\Delta _1}\) chứa tâm của các mặt cầu tiếp xúc với ba cạnh AB, BC, CA.

    Tương tự, nếu gọi \({\Delta _2}\) là trục của đường tròn nội tiếp tam giác ABD thì \({\Delta _2}\) chứa tâm của các mặt cầu tiếp xúc với ba cạnh của tam giác ABD .

    Kí hiệu điểm tiếp xúc của ba cạnh ấy với đường tròn nội tiếp \(\Delta ABD\)  là N1, Q, R (N1 thuộc AB).

    Khi ấy, vì

    \(AN = {{AB + AC - BC} \over 2},A{N_1} = {{AB + AD - BD} \over 2}\)

    AC+BD = AD+BC nên AN = AN1, từ đó \(N \equiv {N_1}.\)

    Suy ra \(AB \bot mp({O_1}N{O_2}).\) Mặt khác, \({\Delta _1} \bot AB\) và cắt mp(ABC) tại \({O_1},{\Delta _2}\) vuông góc với AB và cắt mp(ABD) tại O2 nên \({\Delta _1},{\Delta _2}\) cùng nằm trong mp(\({O_1}N{O_2}\)). Từ đó \({\Delta _1}\) cắt \({\Delta _2}\) tại O, đó là điểm cách đều năm cạnh AB, AC, BC, AD, BD của tứ diện ABCD hay

    OM = ON = OP = OQ = OR.                 (1)

    Hoàn toàn tương tự như trên ta cũng có \({\Delta _2}\) cắt \({\Delta _3}\) (\({\Delta _3}\) là trục của đường tròn nội tiếp tam giác ACD) tại O’

    O’M = O’N = O’Q = O’R = O’S             (2)

    (S là điểm tiếp xúc của cạnh CD và đường tròn nội tiếp \(\Delta ACD\)).

    Từ (1) và (2) ta có O, O’ cùng là tâm của mặt cầu đi qua bốn điểm M, N, Q, RM, N, Q, R không đồng phẳng, vậy \(O \equiv O'.\) Đó là tâm mặt cầu tiếp xúc với sáu cạnh của tứ diện, bán kính mặt cầu đó là ON.

    Xemloigiai.com

    SBT Toán 12 Nâng cao

    Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Giải tích, Hình học 12 Nâng cao. Tất cả lý thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Toán 12 Nâng cao

    PHẦN SBT GIẢI TÍCH 12 NÂNG CAO

    PHẦN SBT HÌNH HỌC 12 NÂNG CAO

    CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    CHƯƠNG II: HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III: NGUYÊN HÀM, PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV: SỐ PHỨC

    CHƯƠNG I: KHỐI ĐA DIỆN VÀ THỂ TÍCH CỦA CHÚNG

    CHƯƠNG II: MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN

    CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN