Bài 163 : Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 98 VBT toán 4 bài 163 : Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo) với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

    Bài 1

    Viết phân số thích hợp vào ô trống : 

    a)

    Số bị trừ

    \(\displaystyle {4 \over 5}\)

     

    \(\displaystyle {{12} \over {13}}\)

    Số trừ

    \(\displaystyle {1 \over {15}}\)

    \(\displaystyle {2 \over 5}\)

     

    Hiệu

     

    \(\displaystyle {1 \over 6}\)

    \(\displaystyle {4 \over {13}}\)

    b)

    Thừa số

    \(\displaystyle {2 \over 5}\)

     

    \(\displaystyle {4 \over {11}}\)

    Thừa số

    \(\displaystyle {4 \over 7}\)

    \(\displaystyle {1 \over 2}\)

     

    Tích

     

    \(\displaystyle {1 \over 6}\)

    \(\displaystyle {7 \over 9}\)

    Phương pháp giải:

    Áp dụng các công thức: 

    a) Số bị trừ \(=\) Hiệu \(+\) Số trừ  ;    Số trừ \(=\) Số bị trừ \(-\) Hiệu  ;     Hiệu \(=\) Số bị trừ \(-\) Số trừ.

    b) Tích \(=\) Thừa số \(\times\) Thừa số  ;     Thừa số \(=\) Tích \(:\) Thừa số đã biết.

    Lời giải chi tiết:

    a)

    Số bị trừ

    \(\displaystyle {4 \over 5}\)

    \(\displaystyle {{17} \over {30}}\)

    \(\displaystyle {{12} \over {13}}\)

    Số trừ

    \(\displaystyle {1 \over {15}}\)

    \(\displaystyle {2 \over 5}\)

    \(\displaystyle {8 \over {13}}\)

    Hiệu

    \(\displaystyle {{11} \over {15}}\)

    \(\displaystyle {1 \over 6}\)

    \(\displaystyle {4 \over {13}}\)

    b)

    Thừa số

    \(\displaystyle {2 \over 5}\)

    \(\displaystyle {1 \over 3}\)

    \(\displaystyle {4 \over {11}}\)

    Thừa số

    \(\displaystyle {4 \over 7}\)

    \(\displaystyle {1 \over 2}\)

    \(\displaystyle {{77} \over {36}}\)

    Tích

    \(\displaystyle {8 \over {35}}\)

    \(\displaystyle {1 \over 6}\)

    \(\displaystyle {7 \over 9}\)


    Bài 2

    Tính : 

    a) \(\displaystyle {2 \over 3} + {5 \over 9} - {3 \over 4}=............\)

    b) \(\displaystyle {2 \over 7}:{2 \over 3} - {1 \over 7}=.............\)

    c) \(\displaystyle {2 \over 5} \times {1 \over 4}:{3 \over 8}=.............\)

    Phương pháp giải:

    - Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

    - Biểu thức có các phép cộng, phép trừ , phép nhân, phép chia thì ta thực hiện tính phép nhân, phép chia trước, thực hiện tính phép cộng, trừ sau.

    Lời giải chi tiết:

    a) \(\displaystyle {2 \over 3} + {5 \over 9} - {3 \over 4} = {{6} \over 9}+ {5 \over 9}- {3 \over 4}\)\(\displaystyle ={{11} \over 9} - {3 \over 4} ={{44} \over 36} - {27 \over 36} = {{17} \over {36}}\)

    b) \(\displaystyle {2 \over 7}:{2 \over 3} - {1 \over 7} = {2 \over 7} \times {3 \over 2} - {1 \over 7}\)\(\displaystyle ={3 \over 7} - {1 \over 7}={2 \over 7}\)

    c) \(\displaystyle {2 \over 5} \times {1 \over 4}:{3 \over 8} = {2 \over 5} \times {1 \over 4} \times {8 \over 3} \) \(\displaystyle =\dfrac{2\times 1 \times 8}{5 \times 4\times 3}=\dfrac{2\times 1 \times 2\times 4}{5 \times 4\times 3}= {4 \over {15}}\)


    Bài 3

    Người ta cho vòi nước chảy vào bể chưa có nước, giờ thứ nhất chảy được \(\displaystyle {2 \over 7}\) bể; giờ thứ hai chảy tiếp được \(\displaystyle {2 \over 7}\) bể.

    a) Hỏi sau hai giờ vòi nước chảy vào được mấy phần bể ? 

    b) Nếu đã dùng hết một lượng nước bằng \(\displaystyle {1 \over 3}\) bể thì số nước còn lại là mấy phần bể ?

    Phương pháp giải:

    - Số nước chảy vào bể sau \(2\) giờ = số nước chảy vào bê giờ thứ nhất \(+\) số nước chảy vào bê giờ thứ hai.

    - Số nước còn lại = số nước ban đầu có trong bể \(-\) số nước đã dùng.

    Lời giải chi tiết:

    a) Sau hai giờ vòi nước chảy được số phần bể là:

    \(\displaystyle {2 \over 7} + {2 \over 7} = {4 \over 7}\) (bể)

    b) Số nước còn lại trong bể là:

    \(\displaystyle {4 \over 7} - {1 \over 3} = {5 \over {21}}\) (bể)

                             Đáp số: a) \(\displaystyle {4 \over 7}\) bể ;

                                            b) \(\displaystyle {5 \over {21}}\) bể.


    Bài 4

    Điền dấu thích hợp \((>; <; =)\) vào chỗ chấm :

    \(\displaystyle {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5}\;...\;{4 \over 5} \times 5\)

    Phương pháp giải:

    Lần lượt tính giá trị biểu thức ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(\displaystyle {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} = {{16} \over 5}\)

              \(\displaystyle {4 \over 5} \times 5 = {{20} \over 5}\) 

    Mà \(\displaystyle {{16} \over 5} < {{20} \over 5}\). Vậy \(\displaystyle {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} < {4 \over 5} \times 5.\)

    Xemloigiai.com

    Lớp 4 | Các môn học Lớp 4 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 4 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 4 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Tiếng Việt

    Ngữ Văn

    Đạo Đức

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Khoa Học

    Lịch Sử & Địa Lý