Bài 12 trang 101 SGK Hình học 12

Giải bài 12 trang 101 SGK Hình học 12. Trong không gian Oxyz cho bốn điểm A(3 ; -2 ; -2), B(3 ; 2 ; 0), C(0 ; 2 ; 1) và D(-1 ; 1 ; 2)

    Trong không gian \(Oxyz\) cho bốn điểm \(A(3 ; -2 ; -2), B(3 ; 2 ; 0), C(0 ; 2 ; 1)\) và \(D(-1 ; 1 ; 2)\)

    LG a

    a) Viết phương trình mặt phẳng \((BCD)\). Suy ra \(ABCD\) là một tứ diện.

    Phương pháp giải:

    a) Mặt phẳng (BCD) đi qua B và nhận \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {BC} ;\overrightarrow {BD} } \right]\) là 1 VTPT.

    - Chứng minh điểm A không thuộc mặt phẳng (BCD), từ đó suy ra ABCD là tứ diện.

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(\overrightarrow {BC}  = (-3; 0; 1)\), \(\overrightarrow {BD}  = (-4; -1; 2)\)

    Gọi \(\overrightarrow n \) là vectơ pháp tuyến của mp \((BCD)\) thì:

    \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {BD} } \right] = (1;2;3)\)

    Mặt phẳng \((BCD)\) đi qua \(B\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = (1; 2; 3)\) có phương trình:

    \(1(x - 3) + 2(y - 2) + 3(z - 0) = 0\)

    \(\Leftrightarrow x + 2y + 3z - 7 = 0\)

    Thay toạ độ điểm \(A\) vào phương trình của mp \((BCD)\), ta có:

    \(3 + 2(-2) + 3(-2) - 7 = -14 ≠ 0\)

    Vậy \(A ∉ (BCD)\) \( \Rightarrow \)bốn điểm \(A, B, C, D\) không đồng phẳng. Vậy ABCD là một tứ diện.


    LG b

    b) Viết phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(A\) và tiếp xúc với mặt phẳng \((BCD)\).

    Phương pháp giải:

    b) Mặt cầu tâm \(A\), tiếp xúc với mp \((BCD)\) có bán kính bằng khoảng cách từ \(A\) đến mp \((BCD)\)

    Sử dụng công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng.

    Lời giải chi tiết:

    Mặt cầu tâm \(A\), tiếp xúc với mp \((BCD)\) có bán kính bằng khoảng cách từ \(A\) đến mp \((BCD)\): \(r = d (A,(BCD))\) =\({{\left| { - 14} \right|} \over {\sqrt {{1^2} + {2^2} + {3^2}} }} = \sqrt {14} \)

    Phương trình mặt cầu cần tìm: \((S): (x - 3)^2 + (y + 2)^2 + (z + 2)^2 = 14\)


    LG c

    c) Tìm toạ độ tiếp điểm của \((S)\) và mặt phẳng \((BCD)\).

    Phương pháp giải:

    c) H là hình chiếu của điểm A trên mặt phẳng (BCD).

    - Viết phương trình đường thẳng d đi qua A và vuông góc với mặt phẳng BCD.

    - Tìm giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (BCD). Khi đó giao điểm trên chính là điểm H cần tìm.

    Lời giải chi tiết:

    Gọi H là tiếp điểm của (S) với mp(BCD). Khi đó \(AH \bot \left( {BCD} \right)\)

    \(AH\) đi qua \(A\) và nhận \(\overrightarrow {{n_{\left( {BCD} \right)}}}  = \left( {1;2;3} \right)\) làm VTCP nên AH:\(\left\{ \matrix{x = 3 + t \hfill \cr y = - 2 + 2t \hfill \cr z = - 2 + 3t \hfill \cr} \right.\)

    Gọi \(H = d \cap \left( {BCD} \right)\) \( \Rightarrow H\left( {3 + t; - 2 + 2t; - 2 + 3t} \right)\)

    Thay tọa độ điểm H vào phương trình của \((BCD)\), ta có:

    \((3 + t) + 2(-2 + 2t) + 3(-2 + 3t) - 7 = 0 \)\( \Leftrightarrow t = 1 \Rightarrow H\left( {4;0;1} \right)\)

    Xemloigiai.com

    SGK Toán lớp 12

    Giải bài tập toán lớp 12 như là cuốn để học tốt Toán lớp 12. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập giải tích và hình học SGK Toán lớp 12, giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia. Giai toan 12 xem mục lục giai toan lop 12 sach giao khoa duoi day

    GIẢI TÍCH 12

    HÌNH HỌC 12

    CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ LŨY THỪA HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV. SỐ PHỨC

    CHƯƠNG I. KHỐI ĐA DIỆN

    CHƯƠNG II. MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

    Xem Thêm