Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (chi tiết)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Câu 2. Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận.

    Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

    Phần I

    Lời giải chi tiết:

    I - LUYỆN TẬP Ở NHÀ

    1. Những thao tác lập luận đã học. Nêu những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.

    Trả lời:

    Các thao tác lập luận đã học:

    - Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.

    - Thao tác lập luận so sánh: làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đối chiếu với đối tượng, sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

    - Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu rõ, tường tận.

    - Thao tác lập luận chứng minh: mục đích của chứng minh là làm cho người ta tin tưởng về những ý kiến sai lệch hoặc hiểu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

    - Thao tác lập luận bình luận: nhằm đề xuất người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

    - Thao tác bác bỏ là dùng lý lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến.

    2. Trong các đoạn trích dưới dây (SGK), tác giả đã vận dụng những thao tác lập luận nào?

    Trả lời:

    - Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập:

    + Thao tác lập luận phân tích

    + Thao tác lập luận chứng minh

    + Thao tác lập luận bình luận

    + Thao tác lập luận bác bỏ

    - Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.  

    3. Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.

    Gợi ý trả lời:

    Trước khi viêt, học sinh cần xác định yêu cầu của đề về nội dung vân đề cần nghị luận, các thao tác lập luận, phạm vi tư liệu sử dụng...

    Vi dụ:

    a. Đề văn: Suy nghĩ của anh (chị) về tình yêu tự do sau khi học bài thơ Tự do của p. Ê-luy-a

    b. Phân tích đề:

    - Nội dung: tình yêu tự do

    - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận

    - Tư liệu: Bài thơ Tự do và một số tác phẩm khác.


    Phần II

    Lời giải chi tiết:

    II - LUYỆN TẬP Ở NHÀ

    1. Sưu tầm bài, đoạn văn nghị luận hay trong đó vận dụng nhiều thao tác lập luận

    Trả lời:

    Học sinh có thể tìm các tác phẩm nghị luận, có thể ở ngay trong SGK Ngữ văn 12, 11..

    Ví dụ: Bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11), Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng (Ngữ văn 12).

    Sau khi sưu tầm, học sinh đọc và nghiên cứu bài viết, chỉ ra các thao tác đã được vận dụng trong văn bản. Đánh giá sự thành công và nguyên nhân của những thành công đó.

    Cũng có thể sưu tầm các bài nghiên cứu của tác giả khác.

    => Tác giả vận dụng kết hợp các thao tác: phân tích, so sánh, chứng minh, bình luận thuần thục, khiến bài viết xúc động, thuyết phục, hấp dẫn.

    2. Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận.

    Trả lời:

    Các ý chính:

    - Giới thiệu tác phẩm mới ra đời đang được công chúng quan tâm (muốn biết tác phẩm nào đang được quan tâm, nên theo dõi báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ...)

    - Tóm tắt nội dung tác phẩm đó (Tác phẩm viết về đề tài nào? Chủ đề? Đặc sắc nghệ thuật?)

    - Dư luận đang quan tâm đến vấn đề gì trong tác phẩm? Các ý kiến khác nhau?

    Ví dụ: Với tác phẩm Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, có rất nhiều ý kiến trái ngược. Có người không đồng tình với Trần Đăng Khoa. Cho rằng tác giả đã làm thay đổi một cách không đúng những giá trị đã ổn định trong đời sống văn học. Cũng có người ủng hộ tác giả vì cho rằng, cần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ đã quá sáo mòn trong phê bình văn học.

    - Nêu ý kiến của anh/ chị (Đồng tình hay phản đốì? Vì sao?)

    - Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, hoặc phủ định những sai lầm trong quan niệm cần bác bỏ.

    Xemloigiai.com

    Soạn văn 12 chi tiết

    Soạn văn lớp 12 đầy đủ tất cả các bài ngắn gọn nhất như là cuốn để học tốt Ngữ văn 12. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 12 hay nhất giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia

    SOẠN VĂN 12 TẬP 1

    SOẠN VĂN 12 TẬP 2

    Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo

    Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 12

    Tuần 2 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 3 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 4 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 5 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 6 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 7 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 8 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 9 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 10 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 11 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 12 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 13 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 14 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 15 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 16 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 17 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 18 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 19 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 20 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 21 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 22 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 23 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 24 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 25 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 26 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 27 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 28 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 29 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 30 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 31 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 32 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 33 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 34 SGK Ngữ Văn 12

    Tuần 35 SGK Ngữ Văn 12

    Xem Thêm