Phương pháp giải một số dạng bài tập về hóa trị

Phương pháp giải một số dạng bài tập về hóa trị đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu

    Dạng 1

    Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất

    * Một số lưu ý cần nhớ:

    - Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) : là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

    Quy tắc hóa trị Xét phân tử \(A_x^aB_y^b\)

    Ta có : x. a = y. b

    Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

    Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. chuyển thành tỉ lệ: \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{b}{a}= \dfrac{b'}{a'}\)

    Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

    * Một số ví dụ điển hình:

    Ví dụ 1:  Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là

    A. I.

    B. II.

    C. III.

    D. IV.

    Hướng dẫn giải chi tiết:

    H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là a.

    Theo quy tắc hóa trị có: 3.I = 1.a => a = 3

    Vậy nhóm (PO4) có hóa trị III

    Đáp án C

    Ví dụ 2: Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

    a, H2S

    b, SiO2

    Hướng dẫn giải chi tiết:

    Áp dụng công thức: \(A_x^aB_y^b\)

    Ta có : x. a = y. b

    (H thường có hóa trị 1, O thường có hóa trị 2 )

    a, Gọi hóa trị của S có trong hợp chất H2S là x

    => 2 .1 = 1 . x => x = 2

    S có hóa trị 2 trong hợp chất H2S

    b, Gọi hóa trị của Si có trong hợp chất SiO2 là y

    => 1 . y = 2 . 2 => y = 4

    Si có hóa trị 4 trong hợp chất SiO2

    Ví dụ 3: Biết hóa trị của Fe có trong FeSO4 là II. Tính hóa trị của nhóm (SO4)

    Hướng dẫn giải chi tiết:

    Gọi hóa trị của (SO4) là x

    => 1 . 2 = 1 . x

    => x =2

    Hóa trị của nhóm (SO4) có trong hợp chất FeSO4 bằng II


    Dạng 2

    Dựa vào thành phần nguyên tử các nguyên tố, xác định hóa trị các nguyên tố trong hợp chất

    * Một số ví dụ điển hình

    Ví dụ 1: Một hợp chất X chứa 94,118 % lưu huỳnh và còn lại hidro. Hãy xác định công thức nguyên của hợp chất X. Xác định hóa trị của các nguyên tố S, H có trong X

    * Hướng dẫn giải chi tiết:

    Theo đề bài ta có:

    %S = 94,118% => %H = 100% - 94,118% = 5,882%

    Xét 100 gam X => m S = 94,118 gam và m H = 5,882 gam

    Gọi công thức tổng quát của X có dạng HxSy

    Lập tỉ lệ x : y = \(x:y = \frac{{5,882}}{1}:\frac{{94,118}}{{32}} = 2:1\)

    Vậy công thức nguyên của X lad H2S.

    Xét hợp chất X, gọi hóa trị của S là x

    => 2 . 1 = 1 . x

    => x = 2

    Ví dụ 2: Hợp chất Y chứa 72,414% Fe và 27,586% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất Y. Xác định hóa trị của Fe có trong hợp chất trên.

    Hướng dẫn giải chi tiết:

    Xét 100 gam chất Y

    => m Fe = 72,414 gam; m O = 27,586 gam

    Gọi công thức tổng quát của Y là FexOy

    Lập tỉ lệ x : y = \(\frac{{72,414}}{{56}}:\frac{{27,586}}{{16}} = 3:4\)

    => CTPT của Y là Fe3O4

    Gọi hóa trị của Fe có trong hợp chất Y là x

    => 3 . x = 4 . 2

    => x = 8/3

    Hóa trị của Fe có trong hợp chất Y là 8/3


    Dạng 3

    Dựa vào phân tử khối để xác định hóa trị của nguyên tố có trong hợp chất

    * Một số ví dụ điển hình

    Ví dụ 1: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hóa trị của Mn là:

    Hướng dẫn giải chi tiết:

    hân tử khối của Mn2Ox = 222

    => 55 ×2 + 16×x = 222

    => 16x = 112

    => x = 7

    => Công thức oxit là: Mn2O7

    Gọi hóa trị của Mn có trong oxit là a

    Áp dụng quy tắc hóa trị \({\mathop {Mn}\limits^a _2}{\mathop O\limits^{II} _7}\) => a×2 = II×

    \(\eqalign{
    & a \times 2 = II \times 7 \cr
    & \Rightarrow {a \over {II}} = {7 \over 2} \cr} \)

     => a = VII

    Vậy hóa trị của Mn có trong oxit là VII

    Đáp án C

    Ví dụ 2: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là

    Hướng dẫn giải chi tiết:

    +) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3

    => công thức hóa học của hợp chất Al2O3 

    +) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a =>  \({\mathop {Al}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _3}\)

    Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

    Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III

    Đáp án B

     

    Xemloigiai.com

    SGK Hóa lớp 8

    Giải bài tập hóa học lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 8 giúp để học tốt hóa học 8

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

    Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8

    CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

    CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

    CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật