Lý thuyết hóa trị

LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

    I. CÁCH XÁC ĐỊNH HOÁ TRỊ MỘT NGUYÊN TỐ

    Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị.

    + Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

       Ví dụ:  HCl: Cl có hoá trị I;     H2O: O có hóa trị II;   NH3: N có hóa trị III

    + Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hoá trị II).

       Ví dụ: K2O: K có hoá trị I;   BaO: Ba có hóa trị II

    - Hoá trị của nhóm nguyên tử:

       Ví dụ: đối với chất HNO3 thì nhóm NOcó hoá trị I vì liên kết với 1 nguyên tử H.

              H2SO4 thì nhóm SO4 có hoá trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H.

              HOH : nhóm OH có hóa trị I

              H3PO4: nhóm PO4 có hóa trị III.

    Kết luận: 

    Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

    - Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị.

    II. QUY TẮC HOÁ TRỊ

    1. Quy tắc hóa trị:

    *CTTQ: \({{\overset{a}{\mathop{A}}\,}_{x}}{{\overset{b}{\mathop{B}}\,}_{y}}~\to \text{ }ax\text{ }=\text{ } by\)  với x, y, a, b là các số nguyên

    *Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.

    2. Vận dụng:

    a. Tính hoá trị của một nguyên tố: 

    Để tính hóa trị của một nguyên tố, ta thực hiện như sau:

    + Gọi a là hóa trị nguyên tố cần tìm.

    + Dựa vào quy tắc hóa trị để tìm a

    Ví dụ 1: Tìm hóa trị Cu trong CuCl2 biết Cl có hóa trị I

    Giải: Gọi a là hóa trị của Cu, theo quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = I . 2

    => a = II

    Vậy Cu có hóa trị II

    Ví dụ 2: Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCObiết COcó hóa trị II

    Coi cả nhóm CO3 là 1 nguyên tố có hóa trị II

    Ta có: $\overset{a}{\mathop{Ca}}\,\overset{II}{\mathop{(C{{\text{O}}_{3}}}}\,)$ => a . 1 = 1 . II  a = II 

    Nhận xét:  a.x = b.y = Bội số chung nhỏ nhất

    b. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:

    Để lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị, ta làm như sau:

    + Viết công thức dạng chung: AxBy

    + Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B

    + Chuyển thành tỉ lệ: $\frac{x}{y}=\frac{b}{a}=\frac{b'}{a'}$

    + Lấy x = b (hoặc x = b’) và y = a (hoặc y = a’) nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b

    + Viết thành công thức hóa học

    Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C (IV) và O (II)

    Giải: Công thức dạng chung: CxOy

    Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: IV . x = II . y

    => rút ra tỉ lệ: \(\frac{x}{y}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}\)

    => lấy x = 1 và y = 2

    Vậy công thức hóa học của hợp chất trên là CO2 

    Sơ đồ tư duy: Hóa trị

    SGK Hóa lớp 8

    Giải bài tập hóa học lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 8 giúp để học tốt hóa học 8

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

    Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8

    CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

    CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

    CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật