Lý thuyết Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ

    I. Nhiệt độ và nhiệt kế

    - Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

    - Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C, kí hiệu là 0C.

    - Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin, kí hiệu là K.

    - Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, …

    - Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. Mỗi nhiệt kế cũng có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

    - Người ta dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế.

    II. Thang nhiệt độ

    - Trong thang nhiệt độ Celsius \(\left( {^0C} \right)\):

    + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C

    + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.

    + Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm

    - Ngoài thang nhiệt độ Celsius, ta còn dùng thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ Kelvin:

    + Thang nhiệt độ Fahrenheit \(\left( {^0F} \right)\): Nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F.

    \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

    + Thang nhiệt độ Kelvin \(\left( {^0K} \right)\): 00C ứng với 273K và cứ mỗi độ trong thang Celsius bằng một độ trong thang Kelvin.

    \(K = t\left( {^0C} \right) + 273\)

    III. Thực hành đo nhiệt độ

    Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo

    Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp

    Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo

    Bước 4: Thực hiện phép đo

    Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo

     

    Video mô phỏng các loại nhiệt kế

     

     


     

    Sơ đồ tư duy về đo nhiệt độ - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

    KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

    Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo (CTST), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

    PHẦN MỞ ĐẦU

    CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

    CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

    CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

    CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

    CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

    CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

    CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

    CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

    CHỦ ĐỀ 9: LỰC

    CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

    CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp