STT bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra
Buông lời đắng cay làm đau người khác nhưng vẫn bao biện rằng mình chỉ là "khẩu xà, tâm Phật", chẳng có ý hại ai, nhiều người đang vướng vào khẩu nghiệp mà chẳng biết.
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Mỗi người đều cần phải có trách nhiệm về lời mình đã nói ra. Có những lời mà người nói vô tâm, người nghe hữu ý.
Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.
Gieo nhân nào gặt quả đó. Quả chẳng trổ ngày nay thì ngày mai, không kiếp này thì kiếp tới. Nhân quả thật rõ. Nghiệp là luôn đúng.
Nếu ta nói ra mà ta không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. Mà khẩu nghiệp xấu chắc chắn để lại hậu quả xấu, hoặc ngay tức thì, hoặc dài lâu.
Đâu phải chỉ là khẩu nghiệp ác ý với người khác sẽ nhận trái đắng, đôi lúc chúng ta hồn nhiên buột miệng vài câu vu vơ cũng đã được tặng đủ đầy các thể loại nghiệp.
Quả đúng như vậy, lời nói thô ác thường tạo ra hố sâu ngăn cách giữa người với người, đôi khi còn khiến người ta thù địch nhau, chém giết nhau chỉ vì một trận cãi vã.
Mọi người phải chịu trách nhiệm về những hành động từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm của mình, muốn sướng hay khổ hoàn toàn do mình tự tạo chứ không do một ai khác có quyền định đoạt sướng khổ cho mình.
Bình thường ít người nhận ra mình thường xuyên khẩu nghiệp nhiều đến mức nào, mãi đến lúc chợt nhận ra thì mọi chuyện cũng đã quá muộn. Nghiệp chất như núi cao, lơ lửng trên đầu chỉ chờ ngày đổ ầm xuống - đây gọi là quả báo.
Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra bởi lời nói. Và hậu quả của lời nói đôi khi còn nặng nề hơn rất nhiều so với những vết thương trên thân thể.
Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người, trong cuộc sống có nhiều người mắc phải khẩu nghiệp, kết giao với những người không nên kết giao để rồi mang hoạ vào thân.
Hãy cẩn trọng hơn nữa trong lời ăn tiếng nói hàng ngày bởi “giết chết một con người bằng đao kiếm cũng không đáng sợ bằng việc giết chết một tâm hồn bằng lời nói”.
Hãy nhớ, của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại.
Phần miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Học ăn, học nói là học cả đời. Của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại.
Lời kết: không còn cách nào khác là mỗi người phải tự mình hãm bớt hành vi khẩu nghiệp lại, bớt chửi mắng cuộc đời và hãy luôn mỉm cười với mọi người xung quanh. Các cụ hay nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh" cơ mà.