Đâu là sự khác biệt giữa một người giàu và một người nghèo
1. Người giàu nghĩ dài, Người nghèo nghĩ ngắn
Xã hội có thể được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi nhóm người nghĩ về tiền bạc theo một cách khác nhau. Người rất nghèo nghĩ theo ngày. Người nghèo nghĩ theo tuần. Trung lưu nghĩ theo tháng. Người giàu nghĩ theo năm. Và những người rất giàu nghĩ theo thập kỷ.
2. Người giàu dám mạo hiểm, Người nghèo sống an phận thủ thường
Người nghèo bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của người làm thuê bởi họ không dám mạo hiểm. Cách duy nhất để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó là dám mạo hiểm. Bạn dám mạo hiểm trong cuộc sống nghĩa là bạn đang nắm bắt cơ hội.
Mạo hiểm không có nghĩa là lần mò trong bóng tối. Người giàu mạo hiểm một cách có tính toán. Có tính toán nghĩa là thế nào? Nghĩa là hãy học hỏi tri thức trước, và cân nhắc những hậu quả của thất bại trước khi hành động.
Hãy sử dụng tri thức để vượt qua nỗi sợ hãi. Người giàu không sợ mạo hiểm.
3. Người giàu nỗ lực để tăng lợi nhuận, Người nghèo cặm cụi tìm cách tăng lương
Mọi người chắc đều đã nghe câu: “Hãy làm việc thông minh hơn thay vì làm việc chăm chỉ hơn.” Tập trung vào lợi nhuận là làm việc thông minh. Làm việc vì đồng lương là làm việc chăm chỉ.
Người giàu được tự do về tài chính là bởi họ làm việc chăm chỉ trong thời gian đầu để có được lợi nhuận. Một khi đạt được lợi nhuận đến một mức độ nào đó, họ được tự do làm những gì mình thích, bất cứ khi nào họ muốn.
Người nghèo bị kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của người làm thuê. Cái vòng đó là: thức dậy, đi làm, thanh toán các hóa đơn, thức dậy, đi làm, thanh toán các hóa đơn, thức dậy, đi làm, thanh toán các hóa đơn…
4. Người giàu học cả đời, người nghèo theo nửa đoạn
Quan điểm “người giàu là cậu học trò tích cực trong cuộc đời chứ không chỉ trên phương diện tiền bạc” của K.C.Smith cũng giống như lời Hồ Chí Minh từng nói “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài những kiến thức phổ thông bạn còn phải học thêm những điều mà trường học không dạy bạn. Bởi trường đời ác liệt và tàn khốc hơn trường học rất nhiều. Chính vì quá khốc liệt nên nó sẽ dạy cho bạn rất nhiều kinh nghiệm và bài học nhớ đời. Để cho bạn không phải sống với sự áp lực và cạnh tranh đó bạn cần phải bắt đầu học và làm những gì mà bạn yêu thích, những gì tạo được cảm hứng cho bạn. Có thế bạn mới có động lực, những ý tưởng mới tuôn trào. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết ưu tiên học cách làm hài lòng bản thân, học cách quan tâm đến gia đình và sức khỏe của bản thân. Hãy luôn nhớ người giàu học cả đời và học hỏi những phương diện khác nhau của cuộc sống.
5. Người giàu tư duy tích cực, người nghèo sống bi quan
Người nghèo sống bi quan về tư duy. Nghĩa là bạn sẽ không có câu trả lời cho một vấn đề nào đó mà bạn thắc mắc khi mà bạn không hỏi và thường là bạn sẽ cho qua. Trên thực tế, học sinh, sinh viên Việt Nam ít hỏi và không dám hỏi thầy cô của mình. Không phải các bạn đều sợ đặt câu hỏi mà hầu hết các bạn không có thói quen tư duy, đặt câu hỏi cho những người có kinh nghiệm trả lời.
Người giàu tạo cho mình thói quen tư duy tích cực bằng cách đặt câu hỏi. Chính vì thế mà cuộc sống của họ luôn mang ý nghĩa và điều đó giúp họ thành công trong cuộc sống. Hãy học cách đặt câu hỏi tích cực, đặt những câu hỏi vượt ngoài tầm hiểu biết và kinh nghiệm của mình.
6. Người giàu nỗ lực vì lợi nhuận, người nghèo làm việc vì lương
Bạn thấy đấy, khi làm việc vì lương, chúng chỉ có thể tăng dần theo thời gian và năm kinh nghiệm của bạn. Còn khi làm việc vì lợi nhuận, bạn có cơ hội tăng thu nhập của mình một cách nhảy vọt và trong thời gian rất ngắn. Đến nay là khoảng 10 năm tôi không còn làm việc vì đồng lương nữa, và chưa bao giờ có ý định sẽ quay lại làm việc để nhận lương. Nếu muốn thành triệu phú, bạn cần học cách làm việc vì lợi nhuận.
7. Người giàu bàn về ý tưởng, Người nghèo buôn chuyện tào lao
Nếu dành vài phút nghe bạn nói chuyện, tôi sẽ biết tương lai của bạn thế nào. Những lời nói tiết lộ trái tim và khối óc của bạn. Nó vẽ ra một bức tranh chính xác về viễn cảnh tương lai của bạn.
Bạn dành thời gian để bàn về điều gì? Những điều bạn nói giống như bánh lái cho con thuyền. Chúng quyết định bạn sẽ đi theo hướng nào. Người giàu dành hầu hết thời gian nói về các ý tưởng và hiếm khi bàn tán về sự việc hoặc mọi người xung quanh. Trong khi đó, người nghèo thường không nói về các ý tưởng mà dành phần lớn thời gian để buôn chuyện tào lao.
8. Người giàu cấp tiến, Người nghèo thủ cựu
Sự thay đổi có thể mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, chúng ta không biết thay đổi sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng người nghèo lại luôn cho rằng thay đổi hầu hết là tiêu cực. Trong khi người giàu cho rằng mọi sự thay đổi, cả tốt lẫn xấu, đều đem lại giá trị cho họ.
Nido Qubein nói: “Đối với những người hay e sợ, sự thay đổi thật là kinh khủng. Với những người bình thường, sự thay đổi là đe dọa. Nhưng với những người thực sự tự tin, thay đổi là cơ hội.”
9. Người giàu rộng rãi, Người nghèo ki bo
Không phải người giàu nào cũng rộng rãi về tiền bạc, nhưng những người hạnh phúc đều hào phóng! Hầu hết người giàu đều tin vào luật “gieo và gặt”. Họ coi đồng tiền là hạt giống và rằng nếu hào phóng, họ sẽ nhận lại tiền bạc.
Người giàu không chỉ cho nhiều, mà còn nhận lại rất nhiều. Họ có niềm tin rất khác biệt về việc nhận so với người nghèo. Họ tin rằng mình xứng đáng được nhận vì họ hào phóng. Theo kinh nghiệm của tôi, những người nghèo không được nhận nhiều. Tôi tin đó là vì họ không cảm thấy mình xứng đáng. Làm sao họ có thể xứng đáng, nếu họ không hào phóng?
10. Người giàu có nhiều nguồn thu nhập, Người nghèo chỉ có một
Hãy so sánh đô-la với cá. Một người câu cá sẽ câu được nhiều cá hơn nếu có hai dây câu chứ? Tất nhiên rồi. Khả năng rất lớn là anh ta sẽ câu được nhiều hơn. Vậy nếu anh ta có tới 5 dây câu thì sao? Dễ thấy là càng có nhiều dây câu dưới nước, anh ta càng có khả năng bắt được nhiều cá.
Tiền bạc cũng vậy. Càng phát triển nhiều nguồn thu nhập khác nhau, bạn càng có nhiều cơ hội giàu HƠN. Với mỗi người giàu giàu hơn bằng một nguồn thu nhất định thì sẽ có hàng chục người khác trở nên độc lập về tài chính nhờ kết hợp nhiều nguồn thu nhập khác nhau.