Bài 6.31 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

Giải bài 6.31 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với những khối lượng Zn bằng nhau và 50 cm3 dung dịch H2SO4 2M. Phương trình hóa học của phản ứng.

    Bài 6.31 trang 56 SBT Hóa Học 10 Nâng cao

    Mỗi thí nghiệm được tiến hành với những khối lượng Zn bằng nhau và 50 cm3 dung dịch H2SO4 2M. Phương trình hóa học của phản ứng:

    \(Zn + {H_2}SO_4 \to \,\,ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow \)

    Khí hiđro thu được trong mỗi thí nghiệm được ghi lại theo những khoảng cách thời gian nhất định cho đến khi phản ứng kết thúc, được biểu diễn bằng đồ thị sau:

    Bảng dưới đây cho biết các điều kiện của mỗi thí nghiệm:

    Thí nghiệm

    Kẽm

    Nhiệt độ (0C)

    1

    2

    3

    bột

    30

    20

    30

    1. Dưới đây là một số dụng cụ chính được dùng trong thí nghiệm, ngoài ra còn có ống dẫn khí bằng thủy tinh, ống cao su,… Hãy vẽ sơ đồ thiết bị điều chế hiđro.

    2. Dụng cụ nào nói trên có thể dùng để lấy 50 cm3 dung dịch axit sunfuric?

    3. Trong phòng thí nghiệm không có cân hóa chất, làm thế nào có được những lá kẽm nhỏ với khối lượng bằng nhau để làm thí nghiệm.

    4. Rút ra được những kết luận nào khi so sánh kết quả của:

    a) Thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3?

    b) Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3?

    5. Hãy quan sát đồ thị để cho biết đường cong a, b, c biểu thị cho những thí nghiệm nào. Giải thích.

    6. Ghi thể tích khí hiđro (trên trục tung) khi phản ứng kết thúc. Biết rằng ở điều kiện phòng thí nghiệm, 1 mol khí có thể tích 24 lít và kẽm còn dư sau các thí nghiệm.

    Giải

    1. Sơ đồ thiết bị điều chế hiđro:

    2. Dùng ống đong có dung tích 100 cm3.

    3. Cắt những lá kẽm nhỏ có diện tích (kích thước) bằng nhau từ một lá kẽm.

    4. So sánh kết quả:

    a) Khí được giải phóng ở thí nghiệm 1 nhanh hơn ở thí nghiệm 3, vì diện tích tiếp xúc của Zn với HCl ở thí nghiệm 1 lớn hơn, trong khi đó nhiệt độ dung dịch H2SO4 là như nhau.

    b) Khí hiđro được giải phóng ở thí nghiệm 3 nhanh hơn ở thí nghiệm 2, vì nhiệt độ ở dung dịch H2SO4 ở thí nghiệm 3 cao hơn, trong khi đó diện tích tiếp xúc giữa kẽm và axit là như nhau.

    5. Đồ thị biểu diễn các phản ứng:

    Đường cong c biểu thị cho thí nghiệm 1, phản ứng xảy ra là nhanh nhất, ứng với đường cong có độ dốc lớn nhất.

    Đường cong b biểu thị cho thí nghiệm 3, phản ứng xảy ra trung bình, ứng với đường cong có độ dốc trung bình.

    Đường cong a biểu thị cho thí nghiệm 2, phản ứng xảy ra là chậm nhất, ứng với đường cong có độ dốc nhỏ nhất.

    6. Sau các thí nghiệm trên, kẽm còn dư. Như vậy thể tích khí H2 thu dược phụ thuộc vào lượng H2SO4 tham gia phản ứng:

    \({n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}} = {{2 \times 50} \over {1000}} = 0,1\,\,\left( {mol} \right)\)

    Thể tích khí H2 thu được trong điều kiện thí nghiệm:

    \({V_{{H_2}}} = 24 \times 0,1 = 2,4\,\,\left( l \right)\) hoặc 2400 cm3

    Ta ghi số 2400 (cm3) trên trục y, nơi giao điểm giữa trục y và đường nằm ngang kéo dài của 3 đường cong.

    Xemloigiai.com

    SBT Hóa học 10 Nâng cao

    Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Hóa học 10 Nâng cao. Tất cả lí thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Hóa học 10 Nâng cao

    CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ

    CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

    CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC

    CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN

    CHƯƠNG 6. NHÓM OXI

    CHƯƠNG 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC - SBT HÓA 10 NÂNG CAO

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp