Bài 2.30 trang 63 SBT hình học 12

Giải bài 2.30 trang 63 sách bài tập hình học 12. Cho đường tròn tâm O bán kính r’. Xét hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng đáy, S và A cố định, SA = h cho trước và có đáy ABCD là một tứ giác tùy ý nội tiếp đường tròn đã cho, trong đó các đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

    Đề bài

    Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(r’\). Xét hình chóp \(S.ABCD\) có \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy, \(S\) và \(A\) cố định, \(SA = h\) cho trước và có đáy \(ABCD \) là một tứ giác tùy ý nội tiếp đường tròn đã cho, trong đó các đường chéo \(AC\) và \(BD\) vuông góc với nhau.

    a) Tính bán kính \(r\) của mặt cầu đi qua năm đỉnh của hình chóp.

    b) Hỏi đáy \(ABCD\) là hình gì để thể tích hình chóp đạt giá trị lớn nhất?

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    a) Xác định tâm mặt cầu (cách đều năm điểm \(S,A,B,C,D\)) và tính bán kính.

    b) Viết công thức tính thể tích khối chóp. Đánh giá GTLN của thể thích và kết luận.

    Lời giải chi tiết

    a) Trong mặt phẳng chứa đường tròn tâm O ngoại tiếp tứ giác ABCD ta kẻ đường kính qua O vuông góc với dây cung AC tại I.

    Ta có IA = IC và OI // BD. Gọi O’ là tâm mặt cầu đi qua 5 đỉnh của hình chóp.

    Khi đó điểm O’ phải nằm trên trục d của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD.

    Ta có \(\displaystyle d \bot (ABCD)\) tại O. Gọi M là trung điểm của cạnh SC.

    Ta có MI // SA nên \(\displaystyle MI \bot (ABCD)\) tại I. Từ M kẻ đường thẳng d’//OI cắt d tại O’.

    Vì \(\displaystyle d' \bot (SAC)\) tại M nên ta có  O’C = O’S và O’C là bán kính r của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

    Ta có \(\displaystyle r = O'C = \sqrt {OO{'^2} + O{C^2}}  = \sqrt {M{I^2} + r{'^2}}\)

    \(\displaystyle = \sqrt {{{({h \over 2})}^2} + r{'^2}}  \) \(\displaystyle = {{\sqrt {{h^2} + 4r{'^2}} } \over 2}\)

    b) Vì SA không đổi nên ta có VSABCD lớn nhất khi và chỉ khi SABCD  lớn nhất.

    Ta có \(\displaystyle {S_{ABCD}} = {1 \over 2}AC.BD\)  trong đó AC và BD là hai dây cung vuông góc với nhau.

    Vậy AC.BD lớn nhất khi và chỉ khi AC = BD = 2r’ , nghĩa là tứ giác ABCD là một hình vuông.

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 12

    Giải sách bài tập toán hình học và giải tích lớp 12. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và giải tích toán 12 cơ bản với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    GIẢI TÍCH SBT 12

    HÌNH HỌC SBT 12

    Chương 1: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

    Chương 2: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số Logarit

    Chương 3: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng

    Chương 4: Số phức

    Chương 1: Khối đa diện

    Chương 2: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

    Chương 3: Phương pháp tọa độ trong không gian

    Ôn tập cuối năm Hình học 12