Bài 1.94 trang 42 SBT giải tích 12

Giải bài 1.94 trang 42 sách bài tập giải tích 12. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau đây:...

    Đề bài

    Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau đây:

    A. Hàm số \(y = 4\cos x - 5{\sin ^2}x - 3\) là hàm số chẵn.

    B. Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3{x^2} - 2x + 5}}{{{x^2} + x - 7}}\) có hai tiệm cận đứng.

    C. Hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{3x + 4}}\) luôn luôn nghịch biến.

    D. Hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} - 2x\,\,\text{với}\,\,x \ge 0\\\sin \dfrac{x}{3}\,\,\text{với}\,\,x < 0\end{array} \right.\) không có đạo hàm tại \(x = 0\).

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Xét tính đúng sai của từng đáp án, sử dụng các kiến thức về hàm số chẵn, lẻ, tiệm cận của đồ thị hàm số, tính đơn điệu và sự tồn tại của đạo hàm đã học ở lớp 11.

    Lời giải chi tiết

    Đáp án A: Xét \(f\left( x \right) = 4\cos x - 5{\sin ^2}x - 3\)

    TXĐ: \(D = \mathbb{R}\) là tập đối xứng.

    Ta có: \(f\left( { - x} \right) = 4\cos \left( { - x} \right) - 5{\sin ^2}\left( { - x} \right) - 3\) \( = 4\cos x - 5{\sin ^2}x - 3 = f\left( x \right)\)

    Do đó hàm số đã cho là hàm số chẵn.

    A đúng.

    Đáp án B: Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3{x^2} - 2x + 5}}{{{x^2} + x - 7}}\) có hai đường TCĐ là \(x = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {29} }}{2}\) và \(x = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {29} }}{2}\).

    B đúng.

    Đáp án C: Hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{3x + 4}}\) có \(y' = \dfrac{{17}}{{{{\left( {3x + 4} \right)}^2}}} > 0,\forall x \ne  - \dfrac{4}{3}\) nên luôn đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - \dfrac{4}{3}} \right)\) và \(\left( { - \dfrac{4}{3}; + \infty } \right)\).

    C sai.

    Đáp án D: Dễ thấy hàm số liên tục tại \(x = 0\) nên ta kiểm tra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\) có tồn tại hay không.

    Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\)\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{ - 2x - 0}}{{x - 0}} =  - 2\).

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\)\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{\sin \dfrac{x}{3} - 0}}{{x - 0}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{\sin \dfrac{x}{3}}}{x}\)\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {\dfrac{{\sin \dfrac{x}{3}}}{{\dfrac{x}{3}}}.\dfrac{1}{3}} \right) = \dfrac{1}{3}\).

    Do đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\) nên không tồn tại đạo hàm của hàm số tại \(x = 0\).

    D đúng.

    Chọn C.

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 12

    Giải sách bài tập toán hình học và giải tích lớp 12. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và giải tích toán 12 cơ bản với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    GIẢI TÍCH SBT 12

    HÌNH HỌC SBT 12

    Chương 1: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

    Chương 2: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số Logarit

    Chương 3: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng

    Chương 4: Số phức

    Chương 1: Khối đa diện

    Chương 2: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

    Chương 3: Phương pháp tọa độ trong không gian

    Ôn tập cuối năm Hình học 12