Phân tích bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”(l) của Phan Bội Châu

Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, Cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi. động viên mình.

    Phan Bội Châu (1867-1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Mùa đông năm 1913, Cụ đang hoạt động cách mạng ta: Trung Quốc, đô đốc Quảng Đông đã bắt giam Cụ vào khám tử hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.

    Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, Cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.

    "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

    Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

    Đã khách không nhà trong bốn biển,

    Lại người có tội giữa năm châu.

    Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

    Mở miệng cười tan cuộc oán thừ.

    Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!”.

    Bài thơ thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày nguy hiểm.

    1. Câu thơ thứ nhất có hai vế tiểu đối, điệp ngữ "vần" làm cho giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, khẳng định một tâm thế "hào kiệt” và "phong lưu":

    "Vẫn là hào kiệt // vẫn phong lưu".

    “Hào kiệt” là người có tài cao, chí lớn khác thường. "Phong lưu ” có nghĩa là dáng vẻ lịch sự, trang nhã; trong văn cảnh còn biểu lộ một phong thái ung dung tư tại và thanh cao. Câu thơ thứ hai, tác giả xem nhà ngục quân thù như một "bến đậu” sau những tháng ngày "chạy mỏi chân", hoạt động sôi nổi, trải qua muôn vàn gian truân thử thách:

    "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù".

    Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước (1905-1913), Phan Bội Châu lúc hoạt động ờ Nhật, lúc sang Thái Lan, lúc ở Trung Quốc. Bốn tiếng "thì hãy ở tù" nói lên một thái độ chủ động, bình tĩnh trước tai ương thử thách. Haỉ câu đề biểu thị một cốt cách kẻ sĩ anh hùng.

     2. Hai câu trong phấn thực nói lên cảnh ngộ của một chiến sĩ cách mạng trong cảnh nước mất nhà tan, phải sống lưu vong nơi xa lạ (khách không nhà), lại bị tù tội. Đó là bi kịch lịch sử mà Phan Bội Châu và hàng nghìn chiến sĩ cách mạng nền bối đã trải qua. Hai câu 3, 4 đối nhau làm nổi bật tinh thần hi sinh xả thân vì độc lập tự do cho Tổ quốc, một chí lớn tung hoành trên một không gian địa lí mênh mông: "năm châu", "bốn bể":

    "Đã khách không nhà trong bốn biển,

    Lại người có tội giữa năm chân".

    Hai mươi bảy năm sau (1940), trước lúc qua đời, ý thơ trên đã được tác giả nhắc lại như một nỗi niềm đau đớn:

    "Những ước anh em đầy bổn bể,

    Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian".

    (Từ giã bạn bè lần cuối cùng)

    3. Hai câu trong phần luận thể hiện niềm tự hào về tài kinh bang tế thế (bồ kinh tế) giúp nước giúp dân, làm nên sự nghiệp lớn. Mối thù đối với lũ thực dân cướp nước và bọn phong kiến tay sai (cuộc oán thù) không bao giờ nguôi, quyết "cười tan", rửa sạch:

    "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

    Mở miệng cười tan cuộc oán thù".

    Các từ ngữ hình ảnh: "bủa tay ôm chặt", "mở miệng cười tan" nói lên một tư thế hào hùng, một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi, sẵn sàng xả thân vì một lí tưởng cách mạng cao cả: giúp đời, cứu nước.

    Nghệ thuật đối làm cho giọng thơ thêm đĩnh đạc hào hùng. Hình ảnh kì vĩ, các động từ gợi tá, (ôm chặt, cười tan) đã dựng nên bức chân dung tinh thần của một trang anh hùng hào kiệt trong cảnh tù đày nguy hiểm vẫn lạc quan, bất khuất.

    4. Hai câu trong phần kết khẳng định một niềm tin mạnh mẽ, biểu lộ một khí phách hiên ngang. Tin mình vẫn tồn tại "vẫn còn”', sự nghiệp cứu nước, cứu dân là chính nghĩa đang mở rộng ở phía trước. Chữ "còn” điệp lại hai lần, giọng thơ thêm hùng hồn, niềm tin tưởng lạc quan thêm chói sáng:

    "Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!".

    Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm... "Bao nhiêu nguy hiểm” máu cháy đầu rơi, thịt nátxương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì "sợ gì đâu". Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: "Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì dâu". Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế "uy vũ bất năng khuất" của nhà cách mạng chân chính.

    "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng" như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.

    "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng của nền thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 8

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 8 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Các dạng đề về tác phẩm văn học

    Văn tự sự

    Nghị luận xã hội

    Văn thuyết minh

    Các bài tập làm văn

    Tôi đi học - Thanh Tịnh

    Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

    Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

    Lão Hạc - Nam Cao

    Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

    Đánh nhau với cối xay gió - Xéc-van-téc

    Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

    Hai cây phong - Ai-ma-tốp

    Thông tin về ngày trái đất năm 2000

    Ôn dịch, thuốc lá

    Bài toán dân số

    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

    Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

    Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

    Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

    Nhớ rừng – Thế Lữ

    Ông đồ – Vũ Đình Liên

    Quê hương – Tế Hanh

    Khi con tu hú – Tố Hữu

    Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

    Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

    Đi đường – Hồ Chí Minh

    Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp

    Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc

    Đi bộ ngao du – Ru-xô

    Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e

    Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật